Hình tượng con người bé mọn, suy tư trong diễn ngôn truyện ngắn khu vực ngoại biên giai đoạn 1945-1975

Bất kì nền văn hóa, văn học nào, ở mọi yếu tố, cấp độ cũng có phần trung tâm và ngoại biên. Với văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng giai đoạn 1945 – 1975 cũng vậy. Ở phương diện thế giới hình tượng, có thể thấy diễn ngôn ngoại biên đã kiến tạo thế giới hình tượng theo tinh thần hướng về đời sống nhân sinh, góp phần mang lại cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, thời đại giai đoạn 30 năm sau cách mạng tháng Tám. Bài viết này tập trung làm sáng tỏ một phần điều đó. | HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI “BÉ MỌN”, SUY TƯ TRONG DIỄN NGÔN TRUYỆN NGẮN KHU VỰC NGOẠI BIÊN GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 Hoàng Thị Thu Giang1 Tóm tắt: Bất kì nền văn hóa, văn học nào, ở mọi yếu tố, cấp độ cũng có phần trung tâm và ngoại biên. Với văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng giai đoạn 1945 – 1975 cũng vậy. Ở phương diện thế giới hình tượng, có thể thấy diễn ngôn ngoại biên đã kiến tạo thế giới hình tượng theo tinh thần hướng về đời sống nhân sinh, góp phần mang lại cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, thời đại giai đoạn 30 năm sau cách mạng tháng Tám. Bài viết này tập trung làm sáng tỏ một phần điều đó. 1. Mở đầu Bất kì nền văn hoá, văn học nào, ở mọi yếu tố, cấp độ cũng có phần trung tâm và ngoại biên. Với văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng giai đoạn 1945 – 1975 cũng vậy. Nếu những tác phẩm viết để cổ vũ, tuyên truyền cho cách mạng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội được xem là trung tâm của đời sống văn học, được độc giả đương thời quan tâm cổ vũ thì những tác phẩm viết không theo tinh thần đó hoặc không quán triệt tinh thần đó một cách triệt để sẽ bị xem là ngoại biên. Nói gọn lại, toàn bộ những tác phẩm từng bị cấm đoán, bị phê phán trong giai đoạn 1945 – 1975 đều có thể coi là văn học ngoại biên. Về phần văn học ngoại biên này, chúng tôi đồng tình với quan điểm của một nhà nghiên cứu: “Chúng ta có thể không thích nó, thậm chí ghét bỏ nó, nhưng nó vẫn là một phần, dù là rất bé nhỏ, rất phụ, đã lui vào quá khứ của quá trình văn học. Hiểu như thế mọi hiện tượng văn học ngoại biên đều đáng được xem xét, đều có ý nghĩa để soi sáng lịch sử văn học từ chỗ này hay chỗ khác” [5]. Theo quan điểm như vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xem xét chiến lược kiến tạo hình tượng nhân vật trong truyện ngắn khu vực ngoại biên để bước đầu có cái nhìn đầy đủ hơn về vùng văn học này. 2. Hình tượng nhân vật bé mọn, suy tư trong diễn ngôn truyện ngắn ngoại biên giai đoạn 1945 - 1975 Đọc truyện ngắn khu vực trung tâm giai đoạn 1945 – 1975, thấy bức tranh cuộc sống hiện lên với .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.