Bài viết nghiên cứu các yếu tố tác động đến quản lí phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp nhằm phát triển toàn diện người giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 10-14 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Hồng Hải - Trường Trung cấp Bách Nghệ Ngày nhận bài: 06/12/2018; ngày sửa chữa: 16/12/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018. Abstract: Developing pedagogical competency and managing the development of pedagogical competency for teachers are urgent issues and a top concern of educational institutions in general and of professional intermediate schools in particular. In order to overcome difficulties and obstacles and take advantage of opportunities, promoting advantages. In this article, we study the factors that influence management of pedagogical competency development for teachers at professional intermediate schools in order to comprehensively develop teachers, meeting the requirements of the basic and comprehensive renovation of education, serving the country's development in the context of international integration and cooperation today. Keywords: Development of pedagogical competency, management of pedagogical competency development, professional intermediate school. 1. Mở đầu Với vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [1] là nhiệm vụ tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Do đó, phát triển năng lực sư phạm (NLSP) và quản lí phát triển NLSP của giáo viên đang là vấn đề cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục nghề nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, năng lực chuyên môn cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập, hợp tác quốc tế. 2. Nội dung nghiên cứu . Năng lực và năng lực sư phạm Theo cách hiểu