Là di sản văn hóa tinh thần nổi bật của tộc người, dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, Thái biểu đạt sâu đậm cho những điểm tương đồng giữa hai tộc người này. Xét về mặt thi pháp lời thơ nghệ thuật, một trong những điểm dễ nhận thấy là sự tương đồng về các lối nói nghệ thuật. | Hà Xuân Hương 26 CÁC LỐI NÓI NGHỆ THUẬT TƯƠNG ĐỒNG TRONG DÂN CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT CỦA NGƯỜI TÀY VÀ NGƯỜI THÁI SIMILARITY OF ARTISTIC EXPRESSIONS IN TAY AND THAI PEOPLE’S DAILY LYRICAL FOLK SONGS Hà Xuân Hương Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên; haxuanhuong_dhkh@ Tóm tắt - Là di sản văn hóa tinh thần nổi bật của tộc người, dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, Thái biểu đạt sâu đậm cho những điểm tương đồng giữa hai tộc người này. Xét về mặt thi pháp lời thơ nghệ thuật, một trong những điểm dễ nhận thấy là sự tương đồng về các lối nói nghệ thuật. Qua khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái đều phổ biến bốn lối nói nghệ thuật là: Hàm ẩn, cầu khiến, khiêm nhường, cường điệu. Các lối nói nghệ thuật này được sử dụng nhiều nhất trong các loại dân ca mang tính đối đáp giao duyên như lượn cọi, lượn slương, lượn rọi, khắp báo xao, khắp hạn khuống Sự gần gũi về việc sử dụng các lối nói nghệ thuật đó có nguyên nhân từ trình tự diễn xướng hát đối đáp và từ nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình. Vì thế, nghiên cứu này có ý nghĩa mở rộng ra cả các vấn đề liên quan tới văn hóa tộc người. Abstract - As a prominent cultural heritage of the ethnic group, daily lyrical folk songs of Tay and Thai activities attain depth of the similarities between these two ethnic groups. In terms of poetic art poetry, one of the most recognizable points is the similarity of artistic expressions. Through the survey, we have found that in daily lyrical folk songs of the Tay and Thai people four art ways such as hidden expression, imperatives, humility and exaggeration are popular. These artistic expressions are used most in the folk songs that respond to love, such as luon coi, luon sluong, luon roi, khap bao xa, khap han khuong Closeness in the use of spoken ways of that art is caused by the order of singing and repartee singing and the need for expressing the feelings of lyrical characters. Therefore, this study .