Qua 5 đợt khảo sát thực địa ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, chúng tôi đã thu thập được 75 mẫu vật của 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Trong đó có 6 loài bò sát bị đe dọa với 5 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016). | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 60 - 69 THÀNH PHẦN LOÀI LƢỠNG CƢ VÀ BÕ SÁT Ở XÃ CHIỀNG MAI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Phạm Văn Anh1, Phạm Văn Nhã1, Sồng Bả Nênh1,8 Nguyễn Kim Tiến2, Nguyễn Quảng Trƣờng 3 1 Trường Đại học Tây Bắc 2 Trường Đại học Hồng Đức 3 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Tóm tắt: Qua 5 đợt khảo sát thực địa ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, chúng tôi đã thu thập được 75 mẫu vật của 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Trong đó có 6 loài bò sát bị đe dọa với 5 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016). Đáng chú ý có một số loài hiếm gặp hoặc mới công bố gần đây như: Hylarana menglaensis, Cyrtodactylus bichnganae, Scincella ochracea và Sibynophis collaris. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một số đặc điểm về phân bố theo sinh cảnh và nơi ở của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực này. Từ khóa: Đa dạng, phân bố, lưỡng cư, bò sát, xã Chiềng Mai. 1. Mở đầu Xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn có tọa độ địa lý từ 21°11'04" - 21°14'06" vĩ độ Bắc và 103°57'42" - 104°00'52" kinh độ Đông, với tổng diện tích ha, trong đó độ che phủ đạt 39,4% [15]. Mặc dù rừng trên núi đá vôi quanh các khu vực dân cư đã bị tác động nhưng chất lượng sinh cảnh vẫn còn khá tốt. Các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát (LCBS) ở tỉnh Sơn La chủ yếu tập trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) như: Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2010) đã thống kê được 78 loài ở KBTTN Xuân Nha [11], Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần Chấn và cộng sự, 2012) [6] đã ghi nhận 49 loài ở KBTTN Tà Xùa và một số nghiên cứu khác của Phạm Văn Anh và cộng sự (2012 [1], 2014 [2], 2015 [3], 2016 [4]), Pham et al. (2014 [8], 2015 [9], 2016 [10]), Le et al. (2015) [7]) đã ghi nhận bổ sung vùng phân bố của 31 loài lưỡng cư và bò sát (LCBS). Đáng chú ý đã mô tả một loài mới cho khoa học