Bàn về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền là hướng nghiên cứu mang tính tổng hợp, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp bách, thời sự, vừa có ý nghĩa tư tưởng, lý luận và thực tiễn quan trọng. Hướng nghiên cứu này bao gồm những vấn đề lịch sử, lý luận và những vấn đề thực tiễn ở những cấp độ khác nhau: thế giới, khu vực và từng quốc gia, dân tộc. Trong đó có hướng nghiên về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền. Bài viết này phân tích và làm rõ tính phổ biến, tính đặc thù của nhà nước pháp quyền | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 57 - 65 BÀN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Phạm Tuấn Anh Học viện Kỹ thuật Quân sự Tóm tắt: Nhà nước pháp quyền là hướng nghiên cứu mang tính tổng hợp, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp bách, thời sự, vừa có ý nghĩa tư tưởng, lý luận và thực tiễn quan trọng. Hướng nghiên cứu này bao gồm những vấn đề lịch sử, lý luận và những vấn đề thực tiễn ở những cấp độ khác nhau: thế giới, khu vực và từng quốc gia, dân tộc. Trong đó có hướng nghiên về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền. Bài viết này phân tích và làm rõ tính phổ biến, tính đặc thù của nhà nước pháp quyền. Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tính đặc thù, tính phổ biến. 1. Đặt vấn đề Tư tưởng về nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung có tính phổ biến trong tư duy triết học, pháp lý và chính trị của nhân loại về một cách thức/phương thức tổ chức quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu vận động, phát triển khách quan của nhiều quốc gia, dân tộc và thời đại nhằm từng bước giải phóng con người và xã hội, hướng tới xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho con người. “Trong lịch sử, học thuyết về nhà nước pháp quyền đã trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản trong việc tập hợp lực lượng đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ trì trệ, độc tài và chuyên chế” [2]. Xét về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức của quyền lực nhà nước, trong đó toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước đều được quy định bởi pháp luật và theo đúng các quy định của pháp luật. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền về thực chất là quá trình chuyển mô hình nhà nước, từ nhà nước mà quyền lực lâu nay thuộc về bộ máy nhà nước sang một nhà nước với nguyên tắc quyền lực thuộc về pháp luật; từ một hệ thống pháp luật xưa nay xác lập quyền lực của bộ máy cai trị và nghĩa vụ của nhân dân sang một hệ thống pháp luật xác lập .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.