Khuynh hướng nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nhại là một khuynh hướng văn học hậu hiện đại thế giới thế kỉ XX. Ở văn học Việt Nam sau 1975, sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất rõ khuynh hướng này. Nhại trong văn ông xuất hiện ở nhiều cấp độ: Kết cấu, hình tượng nhân vật, chi tiết, ngôn từ Với khuynh hướng nhại, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo ra cuộc cách tân văn học, đưa văn học Việt Nam tiệm cận với văn học thế giới. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 24 - 32 KHUYNH HƢỚNG NHẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Ngô Thị Phƣợng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nhại là một khuynh hướng văn học hậu hiện đại thế giới thế kỉ XX. Ở văn học Việt Nam sau 1975, sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất rõ khuynh hướng này. Nhại trong văn ông xuất hiện ở nhiều cấp độ: kết cấu, hình tượng nhân vật, chi tiết, ngôn từ Với khuynh hướng nhại, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo ra cuộc cách tân văn học, đưa văn học Việt Nam tiệm cận với văn học thế giới. Từ khóa: Giễu nhại, Nguyễn Huy Thiệp, văn học. 1. Đặt vấn đề Với nghệ thuật ngôn từ, mọi giai đoạn bùng nổ đều tạo nên cuộc cách tân. Trên thế giới, trong hành trình đổi mới văn học thế kỉ XX, nhại là khuynh hướng được biết đến như một thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu. Ở Việt Nam, sau 1975, khuynh hướng nhại cũng xuất hiện trong văn xuôi và tiêu biểu nhất là trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Dùng lý thuyết tiếp nhận hiện đại, trực tiếp soi chiếu vào tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và dựa trên thao tác so sánh liên văn bản, chúng tôi mong muốn chỉ ra một trong nhiều đóng góp của tác giả trên con đường cách tân văn học. 2. Nội dung . Khuynh hướng nhại Theo Từ điển tiếng Việt, “nhại” có nghĩa là “bắt chước tiếng nói hay điệu bộ của người khác để trêu trọc, giễu cợt” hoặc “bắt chước, phỏng theo lời bài thơ có sẵn để làm ra bài mới, thường để giễu cợt, châm biếm” [5]. Các tác giả cho rằng ý nghĩa của nhại là để chế giễu. Thuật ngữ “nhại” gắn liền với “giễu nhại” (tiếng Anh: parody, tiếng Pháp: parodie) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ paroidia. Khi phân tách nghĩa của từ, các nhà ngôn ngữ chú ý tới tiền tố para (nghĩa là ngược lại, dựa vào) và danh từ ode (nghĩa là bài hát). Từ đó, “giễu nhại” được hiểu là một bài hát dựa vào hoặc sinh ra từ bài hát gốc, nhưng tương phản, trái ngược và song song tồn tại với bài hát gốc. Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc cho rằng: “Trong văn học, nhại là hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
463    22    1    05-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.