Bài viết phân tích các đặc điểm xã hội như: Đặc điểm dân cư và lao động, vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề giáo dục đào tạo từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính từ dân tại các xã miền núi Thanh Hóa. | Các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 CÁC ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI THANH HÓA Trần Thị Thu Hường1 TÓM TẮT Xây dựng nông thôn mới được thực hiện với yêu cầu lấy sức dân để lo cho dân, người dân là chủ thể, Nhà nước chỉ định hướng và hỗ trợ, đúng với tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và chính người dân sẽ là người được hưởng thụ thành quả do mình làm ra. Vì vậy, phải có phương pháp phát huy nội lực nhưng phải đảm bảo nâng cao đời sống người dân và an ninh xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ. Đánh giá đúng các đặc điểm xã hội tại các xã miền núi Thanh Hóa, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc huy động nguồn lực tài chính từ người dân nhằm xây dựng nông thôn mới là một việc quan trọng cần phải được thực hiện thường xuyên. Trong bài viết này, tác giả phân tích các đặc điểm xã hội như: Đặc điểm dân cư và lao động; vấn đề giải quyết việc làm; vấn đề giáo dục đào tạo từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính từ dân tại các xã miền núi Thanh Hóa. Từ khóa: Huy động nguồn lực, nông thôn mới, đặc điểm dân cư 1. MỞ ĐẦU Xây dựng nông thôn mới là việc phát huy mọi nguồn lực của từng xã; xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng sâu rộng của cả hệ thống chính trị và của từng người dân. Do vậy, xây dựng xã nông thôn mới phải đi lên từ chính nội lực, tiềm năng và lợi thế của dân cư địa phương. Huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới cần gắn liền với hiểu biết về đặc điểm dân cư tại địa phương để phát huy các thế mạnh hiện có, những thuận lợi để hình thành sức mạnh chung của cộng đồng. Các điều kiện về nhân lực và vật lực của dân cư tại các xã miền núi Thanh Hóa là tiền đề cho việc huy động nguồn lực tài chính từ dân. Đồng thời,