Cố vấn học tập (CVHT) là người gắn liền với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC). Bài viết đề cập đến các nghiên cứu, đề xuất mô hình hoạt động của công tác và đội ngũ CVHT tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (KT-QTKD), Trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ). | Xây dựng mô hình hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC ThS. Phạm Anh Đức1, ThS. Đỗ Tiến Dũng2 TÓM TẮT Cố vấn học tập (CVHT) là người gắn liền với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC). Bài viết đề cập đến các nghiên cứu, đề xuất mô hình hoạt động của công tác và đội ngũ CVHT tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (KT-QTKD), Trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ). Từ khóa: Hệ thống tín chỉ, mô hình, cố vấn học tập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo HTTC. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ Nhà trƣờng - Sinh viên - Thị trƣờng lao động; là một chuyên gia tƣ vấn về học tập và việc làm cho sinh viên (SV), đồng hành cùng SV trong suốt quá trình học tập. Khoa KT-QTKD, Trƣờng ĐHHĐ chƣa có mô hình hoạt động của CVHT. Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của đội ngũ CVHT phù hợp tại khoa KT-QTKD là việc làm thiết thực nhằm xác lập các phần việc cụ thể của các nhà quản lý cấp khoa và ngƣời làm CVHT, khắc phục các hạn chế trong công tác CVHT sau 4 năm học Trƣờng ĐHHĐ bƣớc vào đào tạo theo HTTC, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo theo HTTC của khoa KT-QTKD; trên cơ sở đó có thể áp dụng rộng ra phạm vi tất cả các khoa của Trƣờng [4], [7], [8], [9], [10], [11]. 2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP . Một số vấn đề lý luận về mô hình hoạt động của CVHT . Học chế tín chỉ * Học chế tín chỉ là gì? Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi SV có thể tìm đƣợc cách học thích hợp nhất cho mình, và trƣờng đại học (ĐH) phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chƣơng trình đào tạo niên