Nghiên cứu ảnh hưởng của ion sắt (III) đến sự thủy phân của một số ion kim loại nặng trong mỏ đồng sinh quyền

Ảnh hưởng của pH và ion Fe3+ đến sự thủy phân của một số các ion kim loại như Ni2+, Mn2+, Co2+ và Cd2+ trong vùng mỏ đồng Sinh Quyền đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy khi pH tăng và nồng độ ion sắt tăng, nồng độ các ion kim loại nặng, sẽ bị giảm dẫn đến giảm khả năng vận chuyển và phát tán của các ion kim loại này vào môi trường. | Nghiên cứu ảnh hưởng của ion sắt (III) đến sự thủy phân của một số ion kim loại nặng trong mỏ đồng sinh quyền TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 24. 2015 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ION SẮT (III) ĐẾN SỰ THỦY PHÂN CỦA MỘT SỐ ION KIM LOẠI NẶNG TRONG MỎ ĐỒNG SINH QUYỀN Vũ Thị Hà Mai1, Vũ Văn Tùng2 TÓM TẮT Ảnh hưởng của pH và ion Fe3+ đến sự thủy phân của một số các ion kim loại như Ni2+, Mn2+, Co2+ và Cd2+ trong vùng mỏ đồng Sinh Quyền đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy khi pH tăng và nồng độ ion sắt tăng, nồng độ các ion kim loại nặng, sẽ bị giảm dẫn đến giảm khả năng vận chuyển và phát tán của các ion kim loại này vào môi trường. Từ khóa: Ion kim loại nặng, sự thủy phân, pH. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kim loại nặng có hầu hết trong các mỏ khoáng sản với hàm lƣợng khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại khoáng sản và từng vùng địa chất khác nhau. Mỏ đồng Sinh Quyền - Lào Cai có trữ lƣợng gần 100 triệu tấn quặng [6], là nguồn lợi cho rất nhiều nhà đầu tƣ trong việc khai thác. Tuy nhiên, các quy trình khai thác phần lớn theo thủ công, chƣa đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trƣờng nên sau khi lấy đƣợc phần quặng giàu và các kim loại cần khai thác thì bỏ đi toàn bộ phần quặng nghèo và khoáng sản đi cùng. Các kim loại nặng có trong quặng, dƣới tác dụng của quá trình phong hóa tự nhiên sẽ bị rò rỉ, thủy phân, hòa tan hoặc kết tủa để vận chuyển hoặc tồn lƣu, có ảnh hƣởng to lớn đến môi trƣờng sinh thái tại địa phƣơng, ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời và động thực vật. Các nghiên cứu của nhiều tác giả chỉ ra rằng con đƣờng phát tán chủ yếu của các chất độc hại từ các bãi thải là qua môi trƣờng nƣớc. Khác với các chất gây ô nhiễm hữu cơ, các kim loại không thể tự phân hủy cũng không thể tự biến mất. Chúng có khả năng di chuyển theo các dòng nƣớc nhƣng trong những điều kiện thích hợp nhất định sẽ lắng đọng và tồn lƣu. Hydroxyt sắt (Fe(OH)3) có tích số tan khá bé, dễ tạo thành ở pH thấp, sắt (III) hidroxit là chất không tan

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.