Bài viết này phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Thất bại chính sách trong quản lý rơm rạ hiện nay được phân tích dưới giác độ kinh tế học và kinh tế học bền vững. | Bàn về quản lý tổng hợp rơm rạ sau thu hoạch THÔNG TIN KHOA HỌC BÀN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP RƠM RẠ SAU THU HOẠCH Nguyễn Trung Dũng1, Vũ Thị Hồng Nhung2 Tóm tắt: Hàng năm phát sinh khoảng 20 triệu tấn rơm sau thu hoạch ở Việt Nam. Mặc dù được coi là tài nguyên tái tạo và hàng hóa kinh tế, song từ nhiều năm nay chúng bị đốt bỏ ở ngoài ruộng do không còn nhu cầu dùng cho đun nấu. Bài báo này phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Thất bại chính sách trong quản lý rơm rạ hiện nay được phân tích dưới giác độ kinh tế học và kinh tế học bền vững. Trong bài có sử dụng nhiều số liệu sơ cấp và thứ cấp. Từ đó cho thấy việc quản lý tổng hợp rơm rạ sau thu hoạch là cần thiết, cũng như cần xây dựng và vận hành một thị trường rơm bằng những áp lực trực tiếp hay gián tiếp, chính sách của chính phủ để tạo ra những động cơ kinh tế cho các bên liên quan trong thu gom và xử lý rơm thân thiện môi trường, ví dụ phải tạo ra giá cho rơm. Đối với việc đốt bỏ chân rạ để giảm sâu bệnh và cỏ dại trong vụ tới thì cần có nghiên cứu tiếp theo. Từ khoá: Quản lý rơm rạ, cơ chế chính sách. Cây* lúa nước được trồng ở ba vùng chính là đó số liệu của nhóm tác giả tự nghiên cứu ở địa đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và phương và các nguồn tài liệu khác để phân tích Nam Bộ (cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long). một cách hệ thống và khoa học chính sách quản Lúa gạo đóng vị trí rất quan trọng để bảo đảm lý rơm rạ hiện hành ở Việt Nam dưới góc độ an ninh lương thực quốc gia, góp khoảng 25% kinh tế. Từ đó chỉ ra thất bại chính sách trong vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tổng diện thu gom rơm rạ và cần phải thay đổi chính sách tích ba vụ lúa năm 1990 là 6 triệu ha với tổng vĩ mô và vi mô để kịp thời thay đổi hình thức sử sản lượng 7,8 triệu tấn; sau gần 30 năm diện tích dụng rơm rạ (không kể gốc rạ còn lại trên chỉ tăng 1,28 lần, song sản lượng tăng 2,49 lần ruộng) theo hướng sử dụng kinh tế và bền vững (năm 2017: 7,7 triệu ha và 19,4 triệu tấn). .