Bài viết trình bày thực trạng sự tự tin của sinh viên chính quy, hệ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu khi ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một số biện pháp giúp sinh viên tự tin hơn trong lĩnh vực này như: Điều chỉnh nội dung và kế hoạch dạy học môn Tin học, đổi mới phương pháp dạy học phần Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và tạo điều kiện về cơ sở vật chất và môi trường học tập thân thiện cho sinh viên. | Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4B (2018), tr. 5-14 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG RÈN NGHỀ Tiền Tú Anh Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu Ngày nhận bài 17/11/2018, ngày nhận đăng 28/01/2019 Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả đưa ra thực trạng sự tự tin của sinh viên chính quy, hệ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu khi ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một số biện pháp giúp sinh viên tự tin hơn trong lĩnh vực này như: Điều chỉnh nội dung và kế hoạch dạy học môn Tin học; đổi mới phương pháp dạy học phần Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và tạo điều kiện về cơ sở vật chất và môi trường học tập thân thiện cho sinh viên. 1. Đặt vấn đề Trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế sâu rộng, thế giới đứng trước cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp , việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) gắn liền với nâng cao, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là rất cấp thiết. Ngày 25 tháng 01 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” [6]. Theo đó, mục tiêu chung là tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT từ trung ương đến các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại .