Luyện tập với Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử lần 2 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. và tải về đề thi. | Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử lần 2 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An SỞ GD & ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2019 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 302 Họ và tên thí sinh: SBD: Câu 1: Nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ năm 1995 Ấn Độ trở thành A. nước đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp. B. nước đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. C. nước tự túc được lương thực. D. nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Câu 2: Trong những năm 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù của cách mạng là A. thực dân, phong kiến. B. bọn phản động thuộc địa và tay sai. C. đế quốc, phát xít. D. phát xít Nhật, tay sai. Câu 3: Việc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào? A. "Đông Dương hóa chiến tranh". B. "Việt Nam hóa chiến tranh". C. "Chiến tranh đặc biệt". D. "Chiến tranh cục bộ". Câu 4: Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh nghiệm gì? A. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc. B. Tranh thủ sự ửng hộ giúp đỡ bên ngoài. C. Vai trò lãnh đạo của lực lượng và tổ chức cách mạng tiên tiến. D. Kết hợp giữa hình thức đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. Câu 5: Trong giai đoạn 1919-1925, ở Sài Gòn – Chợ Lớn, giai cấp công nhân đã thành lập A. Đảng Thanh niên. B. Đảng Lập hiến. C. Cộng sản Đoàn. D. Công hội. Câu 6: Phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908 không chứng tỏ A. vai trò của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc. B. hệ quả xã hội từ chính sách thuế khóa, bắt phu của thực dân Pháp ở Đông Dương. C. hai xu hướng bạo động và cải cách đã chuyển hóa lẫn nhau khi đi vào .