Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đào tạo CBQL trong DNNVV: (i) Tiếp tục nâng cao nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về đào tạo CBQL; (ii) Xây dựng chiến lược đào tạo CBQL gắn kết với chiến lược kinh doanh; (iii) Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo CBQL; (iv) Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nội bộ. | Đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một số đánh giá và đề xuất Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 31-39 Đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Một số đánh giá và đề xuất Đặng Thị Hương* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, trong đó có đào tạo cán bộ quản lý (CBQL) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Để nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập, việc đào tạo nâng cao năng lực cho CBQL trong DNNVV cần được quan tâm, chú trọng. Thông qua sử dụng phương pháp phỏng vấn, trắc nghiệm chuyên gia kết hợp với điều tra khảo sát, bài viết xác định nội dung, phương pháp, tổ chức đào tạo cũng như phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo CBQL trong DNNVV. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đào tạo CBQL trong DNNVV: (i) Tiếp tục nâng cao nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về đào tạo CBQL; (ii) Xây dựng chiến lược đào tạo CBQL gắn kết với chiến lược kinh doanh; (iii) Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo CBQL; (iv) Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nội bộ. Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 7 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 3 năm 2016 Từ khóa: Đào tạo, cán bộ quản lý, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Mở đầu * tế quốc tế của Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức và yêu cầu cho hoạt Hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu động của các doanh nghiệp, trong đó có đào tạo hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế nâng cao năng lực cho CBQL. Theo Nguyễn giới, thu hút sự tham gia của hầu hết các nền Văn Thành (2009), để đáp ứng yêu cầu của hội kinh tế, đồng thời tác động mạnh mẽ tới hoạt nhập, đội ngũ CBQL, doanh nhân, chuyên gia động và hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản trị