Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Bài viết này trình bày về tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh (HS) trong dạy học lịch sử (DHLS); đồng thời đề xuất biện pháp đổi mới việc KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực trong DHLS ở trường THPT hiện nay nhằm phát triển năng lực tư duy lịch sử (LS) cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. | Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE 1859-3100 Tập 16, Số 4 (2019): 139-150 Vol. 16, No. 4 (2019): 139-150 Email: tapchikhoahoc@; Website: ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nhữ Thị Phương Lan Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Nhữ Thị Phương Lan – Email: lanntp@ Ngày nhận bài: 28-12-2018; ngày nhận bài sửa: 21-01-2019; ngày duyệt đăng: 25-4-2019 TÓM TẮT Kiểm tra (KT), đánh giá (ĐG) là một yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục, giúp đo lường được mục tiêu giáo dục đã đề ra và định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục ấy. Trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, KT, ĐG cũng cần đổi mới theo định hướng phát triển năng lực người học. Bài viết này trình bày về tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh (HS) trong dạy học lịch sử (DHLS); đồng thời đề xuất biện pháp đổi mới việc KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực trong DHLS ở trường THPT hiện nay nhằm phát triển năng lực tư duy lịch sử (LS) cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Từ khóa: kiểm tra, đánh giá, năng lực tư duy, dạy học lịch sử. 1. Đặt vấn đề Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải không ngừng đổi mới. Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng (2011) khẳng định tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đề ra đường lối đổi mới giáo dục trong giai đoạn tới là chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển phẩm chất và năng lực

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    15    4    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.