Lễ cầu hồn: Tính bản địa hóa trong nghi lễ Công giáo tại Việt Nam

Bài viết sử dụng quan điểm đặc thù luận lịch sử để giải thích cho tính bản địa hóa của Công giáo ở Việt Nam qua việc thờ cúng tổ tiên. Văn hóa Công giáo Phương Tây không có phong tục thờ cúng tổ tiên như văn hóa Việt Nam, tuy nhiên vẫn có truyền thống thực hiện những nghi lễ Cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời vào ngày 2 tháng 11 hằng năm. | Lễ cầu hồn: Tính bản địa hóa trong nghi lễ Công giáo tại Việt Nam Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 73 NGUYỄN KHÁNH DIỆP LỄ CẦU HỒN: TÍNH BẢN ĐỊA HÓA TRONG NGHI LỄ CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM (Nghiên cứu trường hợp tại giáo xứ Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) Tóm tắt: Bài viết sử dụng quan điểm đặc thù luận lịch sử để giải thích cho tính bản địa hóa của Công giáo ở Việt Nam qua việc thờ cúng tổ tiên. Văn hóa Công giáo Phương Tây không có phong tục thờ cúng tổ tiên như văn hóa Việt Nam, tuy nhiên vẫn có truyền thống thực hiện những nghi lễ Cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời vào ngày 2 tháng 11 hằng năm. Nghi lễ này khi được thực hiện tại Việt Nam không còn đơn thuần chỉ là một truyền thống cầu nguyện cho người đã qua đời của Công giáo mà đã tiếp nhận thêm những tâm thức bản địa về linh hồn, về thế giới bên kia và mối quan hệ giữa người sống với người chết trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Quá trình bản địa hóa này đã biến một nghi lễ thuần nhất của Công giáo thành một nghi lễ đậm chất văn hóa người Việt. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của tín đồ Công giáo người Việt, điều này không chỉ thể hiện qua số lượng tín đồ tham dự thánh lễ trong dịp lễ này mà còn thấy được qua những suy nghĩ nhận thức của tín đồ đối với việc thờ cúng tổ tiên. Từ khóa: Lễ cầu hồn, Thờ cúng tổ tiên, đặc thù lịch sử, tính bản địa hóa, nghi lễ Công giáo. 1. Dẫn nhập Quan điểm đặc thù luận lịch sử cho rằng mỗi một nền văn hóa có con đường phát triển riêng, có tính đặc thù và giá trị của mình. Sự thay đổi văn hóa của tộc người là do quá trình tiếp xúc qua lại giữa các nền văn hóa trong một môi trường địa lý, lịch sử nhất định. Quá trình này là vô cùng phức tạp không theo một quy luật chung nào1. Chính vì vậy không phải dân tộc nào có trình độ văn minh thấp hơn thì buộc phải từ bỏ văn hóa của mình để tiếp nhận một cách thụ động văn hóa của dân tộc có Nghiên cứu sinh, Trường Đại học .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.