Bài viết dựa trên những tư liệu lịch sử kết hợp với tư liệu điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để trình bày những thăng trầm trong việc thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt. Sau những cuộc tranh cãi về vấn đề “nghi lễ Phương Đông”, Giáo hội Công giáo quyết định cấm tín đồ Á Châu thờ cúng tổ tiên theo phong tục bản xứ. | Vấn đề thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 65 NGUYỄN KHÁNH DIỆP* VẤN ĐỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Tóm tắt: Bài viết dựa trên những tư liệu lịch sử kết hợp với tư liệu điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để trình bày những thăng trầm trong việc thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt. Sau những cuộc tranh cãi về vấn đề “nghi lễ Phương Đông”, Giáo hội Công giáo quyết định cấm tín đồ Á Châu thờ cúng tổ tiên theo phong tục bản xứ. Mặc dù bị cấm đoán nhưng giáo dân Việt Nam vẫn luôn tìm mọi cách để duy trì việc thờ cúng tổ tiên. Từ đó cho thấy vị trí của phong tục này trong đời sống của tín đồ. Cộng đồng Công giáo người Việt tiếp nhận văn hóa tôn giáo Châu Âu nhưng luôn lưu giữ một cách bền chặt các giá trị văn hóa truyền thống của mình. Sau Công đồng Vatican II, việc thờ cúng tổ tiên được chính thức hóa bằng các nghi lễ chính danh Công giáo bên cạnh các nghi thức truyền thống của người Việt. Từ khóa: Công giáo, người Việt, thờ cúng, tổ tiên. Dẫn nhâ ̣p Thờ cúng tổ tiên thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt đã tồn tại từ rất lâu đời trong đời sống tinh thần của người Việt. Tập quán này càng được củng cố vững chắc khi Khổng giáo du nhập vào Việt Nam với việc đề cao chữ hiếu. Đến thế kỷ XV, nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên qua luật Hồng Đức. Bộ luật quy định con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời, ruộng hương hỏa mà tổ tiên để lại hoặc cơ sở kinh tế để có kinh phí thờ cúng tổ tiên thì con cháu không được bán, tội bất hiếu được quy định là một trong mười tội ác1. Đến thời nhà Nguyễn, những nghi lễ thờ cúng tổ tiên được quy định khá chi tiết trong sách Thọ Mai Gia Lễ do Hồ Sĩ Tân chép lại. Thờ cúng tổ tiên ít được xem là tôn giáo chủ lưu, nhưng hầu như mọi người Việt đều có niềm tin và thực hành nghi lễ