Trên cơ sở khảo cứu các tài liệu lưu trữ (ở Pháp và Việt Nam), các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và các luận án tiến sĩ, bài viết góp phần làm sáng tỏ vai trò “tiên phong” của Thiền sư Khánh Hòa trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam trong những năm 1920-1945 nói chung và vai trò đối với sự ra đời của Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội nói riêng. | Vai trò “tiên phong” của Thiền sư Khánh Hòa trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt nam trong những năm 1920-1945 qua tài liệu lưu trữ Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 61 NINH THỊ SINH* VAI TRÒ “TIÊN PHONG” CỦA THIỀN SƯ KHÁNH HÒA TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1920-1945 QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ Tóm tắt: Trên cơ sở khảo cứu các tài liệu lưu trữ (ở Pháp và Việt Nam), các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và các luận án tiến sĩ, bài viết góp phần làm sáng tỏ vai trò “tiên phong”của Thiền sư Khánh Hòa trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam trong những năm 1920-1945 nói chung và vai trò đối với sự ra đời của Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội nói riêng. Từ khóa: Thiền sư Khánh Hòa, phong trào, chấn hưng, Phật giáo, lưu trữ, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, dưới ảnh hưởng của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, ở Việt Nam cũng xuất hiện cuộc vận động chấn hưng Phật giáo, mà nơi khởi đầu là Nam Kỳ. Trải qua gần 10 năm vận động sôi nổi, đến năm 1931, phong trào đạt được địa vị hợp pháp, đánh dấu bằng sự ra đời của Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội. Tiếp sau Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội, các hội Phật giáo lần lượt được thành lập ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Mặc dù mỗi hội Phật học có một chương trình hoạt động riêng nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu phổ thông giáo lý Phật giáo bằng việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Quốc ngữ, chỉnh đốn thiền môn, thiết lập kỷ luật tăng già, đào tạo một thế hệ thanh niên tu sĩ chân chính và hữu học. Chấn hưng Phật giáo là một trong ba vấn đề quan trọng trong lịch sử tôn giáo ở Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX1, chính vì vậy đã thu hút sự quan tâm của các học giả ở cả trong và ngoài nước, ở nhiều * Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội 2; NCS Đại học Aix-Marseille và Viện Nghiên cứu Châu Á (Cộng hòa Pháp). 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 mức độ và