Tôn giáo là vấn đề được ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu và đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu so sánh về tôn giáo được tập hợp lại thành sách “xã hội học về tôn giáo”. Tập hợp này là các phân tích về Tin Lành, Công giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo và Islam giáo. Với Islam giáo, quan điểm của ông có nhiều nét mới và có tính gợi mở cho việc tìm hiểu những phong trào cải cách Islam giáo và những vấn đề của Islam giáo hiện nay. | Quan điểm của Max Weber về Islam giáo Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 3 VŨ VĂN CHUNG* QUAN ĐIỂM CỦA MAX WEBER VỀ ISLAM GIÁO Tóm tắt: Max Weber tên đầy đủ là Maximilian Carl Emil Weber (1864-1920), nhà xã hội học người Đức, được coi là người sáng lập ngành xã hội học tại Đức. Weber không chỉ là một nhà xã hội học, ông còn được biết đến như là một nhà triết học, nhà luật học, nhà kinh tế học, nhà sử học và nhà tôn giáo học. Tôn giáo là vấn đề được ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu và đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu so sánh về tôn giáo được tập hợp lại thành sách “xã hội học về tôn giáo”1. Tập hợp này là các phân tích về Tin Lành, Công giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo và Islam giáo. Với Islam giáo, quan điểm của ông có nhiều nét mới và có tính gợi mở cho việc tìm hiểu những phong trào cải cách Islam giáo và những vấn đề của Islam giáo hiện nay. Từ khóa: Islam, Weber, đạo đức, nhà nước. Dẫn nhập Tôn giáo là vấn đề được Weber đặc biệt quan tâm nghiên cứu và đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu so sánh về tôn giáo được tập hợp lại thành bộ sách “Xã hội học về tôn giáo” (The Sociology of Religion, Talcott Parsons chuyển ngữ), gồm 3 tập, chủ yếu là các công trình “Luân lý Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”; “Giáo phái Tin Lành với tinh thần chủ nghĩa Tư bản”, “Khổng giáo và Đạo giáo”, “Ấn Độ giáo và Phật giáo” và “Do Thái giáo cổ đại” . Max Weber mô tả tôn giáo trên quan điểm xã hội học và xác định rõ các nội dung nghiên cứu về phạm vi của xã hội học tôn giáo, sự phát triển của các khái niệm về tôn giáo, mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức học Tin Lành và não trạng tư bản, sự phát triển của các khái niệm về tôn giáo. Trong đó, ngoài những phân tích về Tin Lành, Phật giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, ông cũng đặc biệt chú ý đến sự phân tích, đánh giá về Islam giáo. Những phân tích đáng lưu ý của Weber về Islam giáo là * TS., Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia .