Quản lý xung đột là quá trình giới hạn tiêu cực khía cạnh của xung đột trong khi làm tăng lên khía cạnh tích cực của xung đột. Mục đích của quản lý xung đột là để nâng cao việc học và kết quả của nhóm, kể cả hiệu quả hoặc hiệu suất trong thiết lập tổ chức. Quản lý cuộc xung đột thích hợp có thể cải thiện kết quả của nhóm. "Bài giảng chuyên đề: Kỹ năng quản lí xung đột" sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này cho bạn. Ngoài ra, còn rất nhiều bài giảng hay về Kỹ năng mềm khác mà bạn có thể ghé xem tại Bộ tài liệu Đào tạo nội bộ Doanh nghiệp đã được sưu tầm và chọn lọc. . | Bài giảng chuyên đề: Kỹ năng quản lí xung đột KỸ NĂNG QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT MÂU THUẪN Mục tiêu của bạn Kết thúc làm việc với chủ đề này những người tham gia sẽ có khả năng tốt hơn trong việc: Nhận dạng nguồn của các xung đột chức năng và phi chức năng Hiểu được phong cách xử lý xung đột của bạn Chọn lựa các chiến lược phù hợp xử lý các xung đợt. Phát triển các kỹ năng khuyến khích các xung đột chức năng. 2 I/ KHÁI QUÁT VỀ XUNG ĐỘT MẪU THUẪN 1. Khái niệm Xung đột – mâu thuẫn: Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác 3 2. Vai trò của xung đột: Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong DN. Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy DN làm việc tốt hơn. Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn. 4 3. Ý nghĩa của xung đột, mâu thuẫn Mức độ xung đột cao sẽ tạo ra sự mất kiểm soát trong tổ chức, năng suất giảm và sự thù hằn gia tăng giữa con người. Năng lượng lẽ ra dành cho công việc thì lại dành cho xung đột và mâu thuẫn. Với mức độ cao của mâu thuẫn và xung đột, sự giận dữ sẽ có xu hướng tập trung lên cá nhân thay vì tranh cãi có thể giải quyết. Từ đây có thể thấy sự phối hợp đã biến mất và lòng tin bị đe dọa. Công ty sẽ bị tàn phá vì những chuyện này. Ngoài nhược điểm trên đây, xung đột có chức năng thúc đẩy sự phát triển của một tổ chức. 5 4. Các nguyên nhân chủ yếu: Hầu hết các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân là do đụng độ về tính cách và giao tiếp không hiệu quả và các giá trị khác biệt. Có thể xảy ra khi người ta không thích nhau, khi niềm .