Đặt tên cho mỗi người khi được sinh ra là một hiện tượng xã hội, hiện tượng ngôn ngữ gắn với các đặc trưng văn hóa của tộc người. Khảo cứu cách đặt tên của người Chăm theo Islam giáo ở Nam Bộ. Bài viết đề cập đến cách đặt tên chính nhằm làm nổi bật cách đặt tên của người Chăm ở Nam Bộ do ảnh hưởng của Islam giáo. | Cách đặt tên của người Chăm Islam ở Nam Bộ - từ góc độ ngôn ngữ học 82 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 TRẦN PHƯƠNG NGUYÊN* ĐINH THỊ HÒA** CÁCH ĐẶT TÊN CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở NAM BỘ - TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC Tóm tắt: Đặt tên cho mỗi người khi được sinh ra là một hiện tượng xã hội, hiện tượng ngôn ngữ gắn với các đặc trưng văn hóa của tộc người. Khảo cứu cách đặt tên của người Chăm theo Islam giáo ở Nam Bộ, tác giả nhận thấy có 3 kiểu đặt tên cho một đứa trẻ, bao gồm: tên chính, tên tục, tên biệt danh, trong đó, tên chính là quan trọng nhất vì nó theo suốt cuộc đời con người và vì ngoài chức năng định danh, tên chính còn có giá trị về mặt pháp lý trong các thủ tục hành chính và tôn giáo. Trong khuôn khổ bài viết này, từ góc độ Ngôn ngữ học, tác giả đề cập đến cách đặt tên chính nhằm làm nổi bật cách đặt tên của người Chăm ở Nam Bộ do ảnh hưởng của Islam giáo. Từ khóa: Chăm Islam, đặt tên, ngôn ngữ học, Nam Bộ. 1. Dẫn nhập Về dân số, người Chăm ở Nam Bộ có số dân ít nhất (chỉ chiếm 1,41%) so với các tộc người thiểu số tại chỗ ở đây, như: Khmer (54,82%), Hoa (31,74%). Nếu so với tổng số người Chăm trên toàn quốc thì trong khi người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận chiếm tới 67,2%, người Chăm ở Nam Bộ chỉ chiếm 19,8% (Trần Phương Nguyên, 2012, tr. 2). Mặc dù có số dân ít nhưng địa bàn cư trú của người Chăm ở Nam Bộ lại khá rộng. Ngoài hai địa bàn cư trú lâu đời gần biên giới Việt Nam - Campuchia là An Giang và Tây Ninh, hiện nay người Chăm còn phân bố ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang và Trà Vinh. Đặc điểm cơ bản làm nên sự khác biệt của người Chăm ở Nam Bộ là Islam giáo chi phối toàn bộ đời sống của họ. Một trong những nhân tố gây ảnh hưởng sâu sắc tới tôn giáo của người Chăm là ngôn ngữ, với * TS., Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. ** ThS., Đại học Thủ Dầu Một. Trần Phương Nguyên, Đinh Thị Hòa. Cách đặt tên của người Chăm. .