Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh

Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá viên chức ngành y tế, phân tích thực trạng đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh. | Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện, thành phố Hồ Chí Minh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác đánh giá viên chức được xem là khâu quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp công lập; là căn cứ để quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách khác đối với viên chức. Thông qua đánh giá viên chức làm rõ ưu khuyết điểm, mặt mạnh yếu về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi viên chức. Các quy định về tiêu chuẩn đánh giá viên chức được quy định trong Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; trong đó quy định các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ phân loại đối với viên chức, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá, phân loại viên chức. Việc đánh giá viên chức dựa trên các tiêu chí cụ thể về nghĩa vụ, phẩm chất đạo đức, văn hóa giao tiếp và việc thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được chỉ đạo, tổ chức thực hiện của viên chức. Trong những năm qua, công tác đánh giá viên chức đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày một phản ánh đầy đủ hơn về chất lượng viên chức, nhưng bên cạnh đó công tác đánh giá viên chức vẫn chưa theo kịp xu hướng cải cách. Người làm việc bình thường, ít va chạm, được lòng mọi người thì được đánh giá tốt. Những người làm việc năng nổ, tích cực, có trách nhiệm nhưng nếu quá “thẳng thắn”, không ngại va chạm, không “dĩ hòa vi quý” thì nhận kết quả đánh giá không đúng như thực chất. Một số vấn đề bất cập khó khăn trong việc “đánh giá thực chất” đối với viên chức như: còn nhiều nơi xem nhẹ công tác đánh giá, xem đây là một công việc làm cho có lệ, như “một công việc bình thường cuối năm”; là một hình 1 thức dĩ hòa vi quý” trong đơn vị theo kiểu “vui vẻ cả nhà”, còn xuề xòa, chiếu lệ,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.