Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua kiến thức bản địa của người dân địa phương trong hoạt động trồng trọt. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy ở xã Ngọc Chiến cũng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ quét, sạt lở, rét đậm, rét hại, hạn hán,. gây thiệt hại đáng kể cho địa phương. | Kiến thức bản địa trong lĩnh vực trồng trọt của cộng đồng dân tộc thiểu số ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr. 44-54 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ NGỌC CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA Vũ Thị Liên, 1Trần Đình Toàn, 1Vũ Phương Liên, 1Vũ Thị Nự, 2Lê Thị Thanh Hiếu 1 1 Trường Đại học Tây Bắc, 2Trường Cao đẳng Sơn La Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua kiến thức bản địa của người dân địa phương trong hoạt động trồng trọt. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy ở xã Ngọc Chiến cũng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ quét, sạt lở, rét đậm, rét hại, hạn hán,. gây thiệt hại đáng kể cho địa phương. Cộng đồng dân tộc thiểu số khá giàu kiến thức bản địa trong trồng trọt ứng phó với biến đổi khí hậu. Để tránh mưa lũ, phát hiện dự báo trước, người dân dựa vào cách quan sát các loài sinh vật xung quanh, dân tộc Thái có 11 kinh nghiệm, tiếp theo là dân tộc Mông và dân tộc La Ha với 7 kinh nghiệm. Dựa vào vật dụng duy nhất chỉ có dân tộc Mông có 1 kinh nghiệm; chống rét cho cây trồng mỗi dân tộc có 1 kinh nghiệm; giảm xói mòn đất dân tộc Mông với 7 kinh nghiệm, tiếp theo là dân tộc Thái có 6 kinh nghiệm, thấp nhất là dân tộc La Ha với 5 kinh nghiệm; sử dụng cây trồng của địa phương: với giống cây lương thực, thực phẩm dân tộc Mông hiện đang sử dụng 12 giống, dân tộc Thái sử dụng 8 giống và dân tộc La Ha sử dụng 5 giống, cả ba dân tộc đều có 4 giống cây ăn quả. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, trồng trọt, dân tộc thiểu số, Ngọc Chiến, Sơn La. 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất .