Mục đích nghiên cứu của luận án là kế thừa các nguyên tắc, triết lý từ các nước common law và civil law nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án cũng như đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng này của tòa án ở Việt Nam hiện nay. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ THANH TRUNG CHỨC NĂNG TẠO LẬP VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÕA ÁN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. . NGUYỄN CẢNH HỢP 2. . ĐỖ VĂN ĐẠI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp 2. PGS. TS. Đỗ Văn Đại Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Trƣờng tại Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Số 2 Nguyễn Tất Thành, quận 4 Vào hồi .giờ , ngày tháng .năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, quận 4 hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống tư duy lý luận pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô Viết ảnh hưởng mạnh đến tư duy pháp lý ở Việt Nam, đặc biệt từ sau năm 1975 đến năm 1986. Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án trong giai đoạn này dường như bị lãng quên và không được chú trọng. Thực tế này có thể giải thích từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi tòa án tuân theo pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để. Do đó, vai trò sáng tạo pháp luật của tòa án không được đề cao. Thứ hai, theo nguyên tắc tập quyền XHCN, tòa án được xem là một thiết chế quyền lực thực hiện chức năng xét xử dưới sự giám sát của Quốc hội hơn