Mục đích nghiên cứu của luận văn "Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước" nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ TIẾN DŨNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: . Nguyễn Văn Mạnh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ. ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Về mặt lý luận, xuất phát từ vị trí, vai trò và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với Chủ tịch nước. Lịch sử nhà nước và pháp luật chỉ ra rằng, cùng với quá trình ra đời, phát triển của nhà nước thì trong bộ máy nhà nước (BMNN) các quốc gia luôn tồn tại thiết chế ở vị trí cao nhất - đứng đầu nhà nước (ĐĐNN) hay còn gọi là nguyên thủ quốc gia (NTQG). Nguyên thủ quốc gia luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng hết sức đặc biệt quan trọng đối với nhà nước và quốc gia; không chỉ thực hiện quyền lực nhà nước, thay mặt cho nhà nước, quốc gia trong đối nội, đối ngoại, mà còn, là biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc, là đại diện cho sự thống nhất quốc gia, là lãnh tụ tinh thần gắn kết, khơi dậy, phát huy sức mạnh toàn dân và khối đoàn kết toàn dân tộc nhằm duy trì .