Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh (TTCTTC), tôm sú thâm canh (TSTC) và tôm sú quảng canh cải tiến (TSQCCT) ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng; | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN NGỌC TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 Cần Thơ, tháng 10 năm 2018 Công trình hòa thành tại Trường Đại học Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học: . Bùi Văn Trịnh Phản biện 1: . Phản biện 2: . Phản biện 3: . Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường tại: Vào lúc: giờ ngày . Tháng năm . Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Trung tâm học liệu – Trường Đại học Cần Thơ - Thư viện Quốc Gia Việt Nam 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐẶT VẤN ĐỀ Sóc Trăng là tỉnh ven biển ĐBSCL, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu tiếp giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km, phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chịu chằng chịt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, nước biển xâm nhập sâu vào khu vực bên trong đất liền tạo nên vùng sinh thái nước lợ, nên có lợi thế rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển. Diện tích nuôi tôm nuôi nước lợ ha, chiếm 68,37% so với diện tích nuôi thủy sản; sản lượng tôm nuôi nước lợ tấn, chiếm 55,92% so với sản lượng thủy sản nuôi trồng (Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, 2017). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh gặp rất nhiều trở ngại, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ổn