Bài viết tập trung làm rõ quan điểm của Thomas Aquino, một linh mục Dòng Đa Minh, cũng là một nhà thần học và triết học nổi tiếng của chủ nghĩa kinh viện, về mối quan hệ giữa lý trí và niềm tin, mà đằng sau nó là mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. Giải quyết vấn đề trọng tâm này trên lập trường ôn hòa đã giúp Thomas Aquino triển khai toàn bộ nội dung triết học của mình trên tất cả các bình diện: Bản thể luận, nhận thức luận, quan điểm con người và các vấn đề chính trị - xã hội. | Lý trí và niềm tin trong triết học, thần học Thomas Aquino Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2014 3 NGUYỄN THỊ THANH HẢI* LÝ TRÍ VÀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC, THẦN HỌC THOMAS AQUINO Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ quan điểm của Thomas Aquino, một linh mục Dòng Đa Minh, cũng là một nhà thần học và triết học nổi tiếng của chủ nghĩa kinh viện, về mối quan hệ giữa lý trí và niềm tin, mà đằng sau nó là mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. Giải quyết vấn đề trọng tâm này trên lập trường ôn hòa đã giúp Thomas Aquino triển khai toàn bộ nội dung triết học của mình trên tất cả các bình diện: bản thể luận, nhận thức luận, quan điểm con người và các vấn đề chính trị - xã hội. Từ khóa: Lý trí, niềm tin, triết học, thần học, Thomas Aquino. 1. Dẫn nhập Lịch sử tư tưởng nhân loại là một dòng chảy không ngừng, tuân theo những quy luật nội tại, dù có lúc thu hẹp hay trào dâng. Triết học Tây Âu thời Trung cổ cũng là một giai đoạn làm nên dòng vận động ấy với những sắc thái độc đáo, phản ánh những điều kiện mà trong đó nó nảy sinh, tồn tại và phát triển. Trong bức tranh nhuốm màu sắc tôn giáo trầm buồn ấy, triết học Thomas Aquino (1225 - 1274) có thể coi là một nét chấm phá chứa đựng mầm mống của sự chuyển tiếp giai đoạn lịch sử mới. Với tư cách là sự phản tư đối với bối cảnh văn hóa của thời đại, triết học của ông vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là sự nỗ lực cá nhân muốn bảo vệ lập trường xuất phát, đồng thời nó vô tình lại là sợi dây nối liền tư duy thời kỳ Phục hưng. 2. Tổng quan mối quan hệ giữa lý trí và niềm tin trước Thomas Aquino Mối quan hệ giữa lý trí và niềm tin, trong lịch sử triết học Phương Tây, đặc biệt giai đoạn Tây Âu thời Trung cổ, tồn tại các quan điểm hoặc đối lập, tách rời, hoặc dung hòa, bổ sung cho nhau. Điều này xuất phát từ hai tiền đề chính là triết học Hy Lạp vốn dựa trên tình yêu thông thái, * ThS., Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 Kinh Thánh vốn .