Tiếp nối phần 1, phần 2 giáo trình gồm 6 chương: vật liệu cách điện; dây dẫn và dây cáp; vật liệu bán dẫn; vật liệu từ; kiểm nghiệm cách điện; vật liệu kỹ thuật lạnh. Giáo trình sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết vật liệu kỹ thuật điện, lựa chọn được các vật liệu phù hợp để sữa chữa và lắp đặt hệ thống điện lạnh. Mời các bạn tham khảo giáo trình để nắm chắc nội dung. | Giáo trình Vật liệu Điện – lạnh: Phần 2 Giáo trình vật liệu điện – lạnh CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN KHÁI NIỆM Vật liệu dùng làm cách điện (còn gọi là chất điện môi) là các chất mà trong điều kiện bình thường điện tích xuất hiện ở đâu thì ở nguyên ở chỗ đấy, tức là ở điều kiện bình thường, điện môi là vật liệu không dẫn điện, điện dẫn của chúng bằng không hoặc nhỏ không đáng kể. Vật liệu cách điện có vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện, Việc nghiên cứu vật liệu cách điện để tìm hiểu các tính chất, đặc điểm, để từ đó chọn lựa cho phù hợp. . PHÂN LOẠI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN . Phân loại theo trạng thái vật lý Theo trạng thái vật lý, có: Vật liệu cách điện thể khí, Vật liệu cách điện thể lỏng, Vật liệu cách điện thể rắn. Vật liệu cách điện thể khí và thể lỏng luôn luôn phải sử dụng với vật liệu cách điện ở thể rắn thì mới hình thành được cách điện vì các phần tử kim loại không thể giữ chặt được trong không khí. Vật liệu cách điện rắn còn được phân thành các nhóm: cứng, đàn hồi, có sợi, băng, màng mỏng. Ở giữa thể lỏng và thể rắn còn có một thể trung gian gọi là thể mềm nhão như: các vật liệu có tính bôi trơn, các loại sơn tẩm. . Phân loại theo thành phần hóa học Theo thành phần hoá học, người ta phân ra: vật liệu cách điện hữu cơ và vật liệu cách điện vô cơ. 1. Vật liệu cách điện hữu cơ: chia thành hai nhóm: nhóm có nguồn gốc trong thiên nhiên và nhóm nhân tạo. - Nhóm có nguồn gốc trong thiên nhiên sử dụng các hợp chất cơ bản có trong thiên nhiên, hoặc giữ nguyên thành phần hóa học như: cao su, lụa, phíp, xenluloit,. - Nhóm nhân tạo thường được gọi là nhựa nhân tạo gồm có: nhựa phênol, nhựa amino, nhựa polyeste, nhựa epoxy, xilicon, polyetylen, vinyl, polyamit, 2. Vật liệu cách điện vô cơ: gồm các chất khí, các chất lỏng không cháy, các loại vật liệu rắn như gốm, sứ, thủy tinh, mica, amiăng. Khoa Điện – Trường cao