Ảnh hưởng của thời gian bảo quản nguyên liệu đến chất lượng của chitosan từ vỏ tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Ảnh hưởng của thời gian bảo quản nguyên liệu đến chất lượng của chitosan từ vỏ tôm thẻ chân trắng đã được nghiên cứu. Chất lượng của chitosan được chiết rút từ nguyên liệu vỏ tôm thẻ chân trắng được đánh giá bởi độ deacetyl hóa, độ nhớt, hiệu suất thu hồi và ẩm độ. | Ảnh hưởng của thời gian bảo quản nguyên liệu đến chất lượng của chitosan từ vỏ tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(2) - 2019 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA CHITOSAN TỪ VỎ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) Lê Thị Minh Thủy*, Nguyễn Văn Thơm Trường Đại học Cần Thơ *Liên hệ email: ltmthuy@ TÓM TẮT Ảnh hưởng của thời gian bảo quản nguyên liệu đến chất lượng của chitosan từ vỏ tôm thẻ chân trắng đã được nghiên cứu. Chất lượng của chitosan được chiết rút từ nguyên liệu vỏ tôm thẻ chân trắng được đánh giá bởi độ deacetyl hóa, độ nhớt, hiệu suất thu hồi và ẩm độ. Chitosan từ vỏ tôm tươi và vỏ tôm đông lạnh được deacetyl trong NaOH 50%, thời gian 24 giờ và nhiệt độ 65ºC cho độ deacetyl hóa cao nhất (lần lượt là 89,2% và 90,1%). Chitosan được chiết rút từ vỏ tôm tươi sau khi sấy ở thời gian 4 giờ và nhiệt độ 60ºC cho độ nhớt, hiệu suất thu hồi và ẩm độ lần lượt là 37,3 mPas, 25,1% và 9,37%. Chitosan từ vỏ tôm đông lạnh khi sấy trong điều kiện tương tự cho kết quả lần lượt là 42,7 mPas, 25,6% và 8,96%. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, trong điều kiện bảo quản lạnh đông vỏ tôm thì độ nhớt của chitosan tăng lên nhưng không ảnh hưởng đến độ deacetyl hóa, hiệu suất thu hồi và ẩm độ sản phẩm. Từ khoá: chitosan, độ deacetyl, độ nhớt, thời gian bảo quản, vỏ tôm thẻ chân trắng. Nhận bài: 21/03/2019 Hoàn thành phản biện: 26/03/2019 Chấp nhận bài: 29/03/2019 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu được xem là ngành mũi nhọn để thúc đẩy GDP của cả nước, trong đó chế biến và xuất khẩu tôm đang tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 479,8 triệu USD; tăng 26% so với cùng kì năm 2017 (VASEP, 2018). Tôm sú và tôm thẻ chân trắng là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, trong đó tôm thẻ chân trắng giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu các mặt hàng tôm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.