Bài báo trình bày mô hình tương tác giữa tổ hợp pháo phòng không tự động trên tàu và loạt phóng tên lửa đối hải. Dựa trên mô hình nhận được, đánh giá kỳ vọng toán học số tên lửa đối hải bị tiêu diệt trong loạt phóng khi bị các tổ hợp pháo phòng không tự động chế áp. Đánh giá được thực hiện bằng phương pháp mô phỏng thực nghiệm Monte-carlo. Kết quả này làm cơ sở xây dựng các phương pháp vượt hỏa lực pháo phòng không tự động trên tàu cho loạt phóng tên lửa đối hải. | Xây dựng mô hình tương tác giữa tổ hợp pháo phòng không tự động trên tàu và loạt phóng tên lửa đối hải Nghiên cứu khoa học công nghệ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC GIỮA TỔ HỢP PHÁO PHÒNG KHÔNG TỰ ĐỘNG TRÊN TÀU VÀ LOẠT PHÓNG TÊN LỬA ĐỐI HẢI NGUYỄN HANH HOÀN, LÊ KỲ BIÊN Tóm tắt: Bài báo trình bày mô hình tương tác giữa tổ hợp pháo phòng không tự động trên tàu và loạt phóng tên lửa đối hải. Dựa trên mô hình nhận được, đánh giá kỳ vọng toán học số tên lửa đối hải bị tiêu diệt trong loạt phóng khi bị các tổ hợp pháo phòng không tự động chế áp. Đánh giá được thực hiện bằng phương pháp mô phỏng thực nghiệm Monte-carlo. Kết quả này làm cơ sở xây dựng các phương pháp vượt hỏa lực pháo phòng không tự động trên tàu cho loạt phóng tên lửa đối hải. Từ khóa: Tổ hợp pháo phòng không tự động, Tên lửa đối hải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vùng hỏa lực phòng thủ tầm gần, các tàu địch chủ yếu sử dụng các tổ hợp pháo phòng không tự động (PPKTĐ) và các tên lửa phòng không tầm thấp. Các tổ hợp PPKTĐ có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đối hải (TLĐH) khi chúng hạ độ cao và giảm tốc độ, bay tự dẫn tiến tới tầu (cách tầu từ 7 – 2 km). Hiện nay [2], nhiều loại TLĐH có khả năng cơ động linh hoạt khi tác chiến trên biển, nên các tổ hợp pháo có cỡ nòng trung bình không hiệu quả khi bắn TLĐH. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu [1],[2],[3], các tổ hợp PPKTĐ có cỡ nòng nhỏ (đơn cử Vunkal – Phalanc, Golkiper) có hiệu quả đáng kể khi bắn TLĐH trong vùng phòng thủ của mình. Bài toán tìm phương pháp cơ động cho các loại TLĐH vượt qua được hỏa lực chế áp của các tổ hợp PPKTĐ trên tầu rất có ý nghĩa trong quá trình thiết kế các TLĐH. Khi TLĐH bắt đầu bay vào vùng chế áp của PPKTĐ, PPKTĐ khai hỏa nhằm tiêu diệt TLĐH, hoặc tiêu diệt hệ thống chỉ thị mục tiêu của TLĐH. Trong vùng này, TLĐH thường bay ở chế độ tự dẫn, ăngten của đầu tự dẫn hướng vào tầu địch. Như vậy bài toán vượt qua chế áp PPKTĐ để tiêu diệt tầu địch tương đối phức tạp. Yêu cầu đạn PPKTĐ phải bắn trúng