Nâng cao độ chính xác ước lượng độ cao rừng sử dụng ảnh ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực băng L

Bài báo này trình bày một thuật toán nâng cao độ chính xác cho ước lượng độ cao rừng sử dụng ảnh PolInSAR băng L. Thuật toán đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở tối ưu các tham số của kỹ thuật phân hoạch mục tiêu kết hợp với tối ưu các tham số của tập kết hợp. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng độ chính xác của độ cao rừng được cải thiện đáng kể bởi thuật toán đề xuất. | Nâng cao độ chính xác ước lượng độ cao rừng sử dụng ảnh ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực băng L Nghiên cứu khoa học công nghệ NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC ƯỚC LƯỢNG ĐỘ CAO RỪNG SỬ DỤNG ẢNH RA ĐA TỔNG HỢP MẶT MỞ GIAO THOA PHÂN CỰC BĂNG L Bùi Ngọc Thủy1*, Phạm Minh Nghĩa2 Tóm tắt: Độ cao rừng là một trong những thông tin quan trọng cho công tác quản lý độ che phủ của rừng và cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá mối tương quan sinh trưởng của sinh vật với môi trường trong hệ sinh thái rừng. Bài báo này trình bày một thuật toán nâng cao độ chính xác cho ước lượng độ cao rừng sử dụng ảnh PolInSAR băng L. Thuật toán đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở tối ưu các tham số của kỹ thuật phân hoạch mục tiêu kết hợp với tối ưu các tham số của tập kết hợp. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng độ chính xác của độ cao rừng được cải thiện đáng kể bởi thuật toán đề xuất. Từ khóa: Ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực, Độ cao rừng, Tập kết hợp. 1. MỞ ĐẦU Ra đa tổng hợp mặt mở giao thoa phân cực (PolInSAR) là một trong những kỹ thuật viễn thám tiên tiến và triển vọng cho công tác quản lý và điều tra rừng. Trong hai thập kỷ qua, rất nhiều kỹ thuật được giới thiệu cho ước lượng độ cao rừng từ ảnh PolInSAR và có thể phân thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất gồm các kỹ thuật được xây dựng dựa trên việc mô hình hóa quá trình tán xạ giữa sóng siêu cao tần với mục tiêu tự nhiên bằng một khối tán xạ ngẫu nhiên trên mặt đất (RVoG) [1, 2]. Tuy nhiên, do sự suy hao của sóng điện từ trong môi trường và đặc biệt với những cánh rừng rậm nơi có thành phần tán xạ khuếch tán đóng vai trò chủ đạo, độ chính xác của các phương pháp này trở nên không còn đáng tin cậy nữa. Nhóm thứ hai gồm các phương pháp dựa trên kỹ thuật phân hoạch cho ảnh PolInSAR [3, 5]. Tuy nhiên, cấu trúc phân tán của rừng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tán xạ ngược của tín hiệu từ mặt đất về anten thu, do vậy các tham số bề mặt trong các phương pháp này có độ ổn định .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.