Bài viết đề cập đến quá trình tự động hạ cánh cho máy bay MiG-21 khi thực hiện hoán cải thành UAV-MiG-21. Nội dung nghiên cứu đề xuất một phương pháp xây dựng quỹ đạo hạ cánh mới cho MiG-21 khi thực hiện hoán cải thành UAV-MiG-21 trong gian đoạn tiếp cận hạ cánh và hạ cánh trực tiếp trong kênh dọc và kiểm tra khả năng thực hiện bám quỹ đạo hạ cánh tự động của UAV-MiG-21. | Xây dựng phương pháp dẫn, điều khiển tự động hạ cánh cho UAV-MiG-21 Nghiên cứu khoa học công nghệ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN, ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HẠ CÁNH CHO UAV-MiG-21 Lê Ngọc Lân1*, Nguyễn Vũ2, Hoàng Minh Đắc1 Tóm tắt: Bài báo đề cập đến quá trình tự động hạ cánh cho máy bay MiG-21 khi thực hiện hoán cải thành UAV-MiG-21. Nội dung nghiên cứu đề xuất một phương pháp xây dựng quỹ đạo hạ cánh mới cho MiG-21 khi thực hiện hoán cải thành UAV-MiG-21 trong gian đoạn tiếp cận hạ cánh và hạ cánh trực tiếp trong kênh dọc và kiểm tra khả năng thực hiện bám quỹ đạo hạ cánh tự động của UAV-MiG-21. Phương pháp mới đảm bảo máy bay hạ cánh tiếp đất với tốc độ rơi xuống (tốc độ thẳng đứng) nhỏ mà vẫn đảm bảo không kéo dài quãng đường kéo bằng. Kết quả mô phỏng cho thấy phương pháp dẫn mới tốt hơn với với phương pháp bám theo quỹ đạo hàm mũ thường được sử dụng trước đây. Từ khóa: Hạ cánh trực tiếp; Phương pháp dẫn tự động hạ cánh; MiG-21. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay phương tiện bay không người lái (UAV) đang là xu hướng phát triển của nhiều nước, chúng được ứng dụng rộng rải trong dân sự đặc biệt là quân sự. Trong các xu hướng phát triển đó xu hướng hoán cải máy bay chiến đấu thành máy bay không người lái đã được nhiều nước quan tâm và thực hiện thành công. Trong các nội dung thực hiện nghiên cứu phương tiện bay không người lái, vấn đề nghiên cứu tự động quá trình cất/hạ cánh là những nội dung không thể thiếu, đặc biệt là quá trình hạ cánh. Quá trình hạ cánh là một quá trình phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay và là một trong những quá trình xảy ra nhiều sự cố mất an toàn nhất. Trong quá trình hạ cánh giai đoạn hạ cánh trực tiếp là giai đoạn phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Giai đoạn hạ cánh trực tiếp, bài toán thông thường được phân ra làm 2 kênh là kênh chuyển động dọc và kênh chuyển động cạnh. Trong chuyển động cạnh bài toán được quan tâm giải quyết vần đề hạ cánh khi có gió cạnh; bài toán chuyển động dọc quan .