Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng bằng phương pháp mô phỏng số, đánh giá kết quả nhận được với kết quả thử nghiệm bắn đạn thật tại trường bắn. | Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT CẤU PHẦN MŨI LÕI XUYÊN ĐẾN KHẢ NĂNG XUYÊN THÉP CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN ĐỘNG NĂNG Nguyễn Đình Hùng1*, Bùi Ngọc Hưng2, Đặng Hồng Triển3, Trần Đình Thành4 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số kết cấu phần mũi lõi xuyên đến khả năng xuyên thép của đầu đạn xuyên động năng bằng phương pháp mô phỏng số; đánh giá kết quả nhận được với kết quả thử nghiệm bắn đạn thật tại trường bắn. Kết quả nghiên cứu đóng góp cơ sở lý luận khoa học phục vụ cho việc lựa chọn kết cấu của lõi xuyên khi thiết kế, chế tạo đạn xuyên động năng. Từ khóa: Phần mũi; Xuyên thép; Đạn xuyên động năng; Lõi xuyên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đạn xuyên giáp dùng cho súng bộ binh được trang bị phổ biến trong Quân đội của các nước trên thế giới nhằm phá hủy các mục tiêu bọc thép nhẹ (có thành mỏng) như các xe quân chở quân, trực thăng, và đồng thời, đạn cũng được dùng để tiêu diệt sinh lực mặc áo giáp. Đạn xuyên giáp có rất nhiều cỡ khác nhau phổ biến là cỡ 5,56mm, 7,62mm, 9mm, 12,7mm và 14,5mm [1, 2]. Cấu tạo chung của các loại đầu đạn xuyên giáp bao gồm lõi xuyên và vỏ bọc, trong đó lõi xuyên là chi tiết đặc biệt quan trọng, quyết định lớn đến khả năng xuyên thép của từng loại đạn, ngoài ra ở một số loại đạn còn có thể có thêm liều thuốc cháy để tăng khả năng phá cháy mục tiêu hoặc thêm liều thuốc vạch đường để tăng khả năng quan sát khi bắn vào ban đêm. Khả năng xuyên của đầu đạn xuyên động năng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như kết cấu, vật liệu của lõi xuyên; kết cấu, vật liệu của mục tiêu và điều kiện va chạm giữa đầu đạn và mục tiêu. Trong đó chiều dài phần mũi lõi xuyên có ảnh hưởng lớn đến khả năng xuyên thép của đầu đạn. Các công trình nghiên cứu của Eichelberger và Gehring năm 1962, Christman và cộng sự năm 1963, Kinslow năm 1970, Kawata