Bài viết trình bày một phương pháp định hướng các nguồn bức xạ vô tuyến đồng thời cả góc ngẩng và góc phương vị. Mảng ăng ten chữ thập được đề xuất gồm hai mảng ăng ten ULA (Uniform Linear Antena) đặt vuông góc nhau tại tâm hệ trục tọa độ xyz. | Phương pháp định hướng các nguồn tín hiệu tương quan đồng thời góc ngẩng và góc phương vị không biết số lượng nguồn tín hiệu tới Kỹ thuật điều khiển & Điện tử PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGUỒN TÍN HIỆU TƯƠNG QUAN ĐỒNG THỜI GÓC NGẨNG VÀ GÓC PHƯƠNG VỊ KHÔNG BIẾT SỐ LƯỢNG NGUỒN TÍN HIỆU TỚI Nguyễn Tuấn Minh1*, Lê Thanh Hải1, Nguyễn Trọng Lưu2 Tóm tắt: Bài báo trình bày một phương pháp định hướng các nguồn bức xạ vô tuyến đồng thời cả góc ngẩng và góc phương vị. Mảng ăng ten chữ thập được đề xuất gồm hai mảng ăng ten ULA (Uniform Linear Antena) đặt vuông góc nhau tại tâm hệ trục tọa độ xyz. Bằng cách sử dụng ma trận nửa bất biến bậc bốn dựa trên các ma trận Toeplitz phương pháp đề xuất cho phép định hướng các nguồn tín hiệu ngay cả khi tương quan hoàn toàn. Ngoài ra, bài báo cũng trình bày các phép biến đổi dựa trên cấu trúc đường chéo chung để xác định hàm giá trị không phụ thuộc vào thông tin tiên nghiệm về số lượng nguồn tín hiệu tới. Kết quả của phương pháp đề xuất được thực hiện mô phỏng trên phần mềm Matlab theo các điều kiện tín hiệu và nhiễu khác nhau. Từ khóa: Tín hiệu tương quan; Ma trận Toeplitz; Nửa bất biến bậc bốn. 1. MỞ ĐẦU Các mảng ăng ten được sử dụng rộng rãi cả trong và ngoài quân đội trên nhiều lĩnh vực như thông tin vô tuyến, ra đa, sonar, xử lý dữ liệu động đất, cứu hộ cứu nạn, định vị đối tượng cấp cứu Việc ước lượng hướng sóng tới là một vấn đề cơ bản trong xử lý mảng tín hiệu. Các thuật toán ước lượng 1D-DOA (One-Dimensional Direction Of Arrival) có độ chính xác và phân giải cao khi chỉ xét trong mặt phẳng phương vị đã được nhiều công trình công bố [1-6]. Trong việc mô hình hóa, mô phỏng kênh truyền và bài toán định vị vô tuyến tiên tiến, việc ước lượng hướng sóng tới trong mặt phẳng phương vị chưa đủ mà cần ước lượng hướng sóng tới theo cả góc ngẩng, gọi là 2D-DOA (Two-Dimensional Direction Of Arrival). So sánh với thuật toán 1D-DOA thuật toán 2D-DOA cần thời gian tính toán nhiều .