Bài viết này mở rộng mô hình KKS (do Kaplan, Kress và Szechtmann đưa ra [10,11]), với nhiều lực lượng quân chống khủng bố chống lại một nhóm khủng bố. Chúng tôi sử dụng nguyên lý cực đại Pontryagin để đưa ra phương án tình báo và bổ sung quân số tối ưu cho các lực lượng chống khủng bố. Chúng tôi cũng đưa ra một số kết quả tính toán cho thấy chống khủng bố bằng liên minh hiệu quả hơn chống khủng bố đơn lẻ. | Tối ưu hóa trong mô hình chống khủng bố bất đối xứng lanchester (2,1) Nghiên cứu khoa học công nghệ TỐI ƯU HÓA TRONG MÔ HÌNH CHỐNG KHỦNG BỐ BẤT ĐỐI XỨNG LANCHESTER (2,1) Nguyễn Hồng Nam*, Hy Đức Mạnh, Vũ Anh Mỹ Tóm tắt: Chống khủng bố là một nhiệm vụ toàn cầu mà mọi quốc gia đều quan tâm. Để cải thiện hiệu quả của hoạt động chống khủng bố, nhiều quốc gia đã liên minh với nhau để cùng nhau lên phương án thực hiện các hoạt động chống khủng bố. Bài báo này mở rộng mô hình KKS (do Kaplan, Kress và Szechtmann đưa ra [10,11]), với nhiều lực lượng quân chống khủng bố chống lại một nhóm khủng bố. Chúng tôi sử dụng nguyên lý cực đại Pontryagin để đưa ra phương án tình báo và bổ sung quân số tối ưu cho các lực lượng chống khủng bố. Chúng tôi cũng đưa ra một số kết quả tính toán cho thấy chống khủng bố bằng liên minh hiệu quả hơn chống khủng bố đơn lẻ. Từ khóa: Mô hình Lanchester; Điều khiển tối ưu; Tình báo; Chống khủng bố; Mô hình KKS. 1. MỞ ĐẦU Mô hình toán học cho một trận đánh lần đầu tiên được Lanchester đưa ra vào năm 1916 dưới dạng một hệ phương trình vi phân với hai phương trình hai hàm ẩn là quân số của hai bên tham chiến [12]. Quân số của mỗi bên tham chiến được giả thiết là đồng nhất (cùng một loại vũ khí). Loại vũ khí của hai bên có thể như nhau, nhưng nói chung là bất kỳ. Mô hình không phân biệt loại vũ khí của các bên mà chỉ chú ý đến hiệu quả tiêu diệt đối phương của chúng. Thực chất đó là cường độ dòng các phát bắn hiệu quả. Mô hình này về sau được gọi là mô hình Lanchester hay mô hình Lanchester tổ chức cao. Tính tổ chức cao của mô hình thể hiện ở cách xử lý thông tin của tiến trình trận đánh. Mỗi đơn vị chiến đấu của mỗi bên đều chỉ tồn tại ở hai trạng thái: còn chiến đấu (chưa bị tiêu diệt) và bị tiêu diệt (không chiến đấu được nữa). Đồng thời trên quan điểm “điều khiển trận đánh” thì các trạng thái của các đơn vị chiến đấu được các bên nhận biết một cách tức thời (một đơn vị bị diệt thì .