Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lí, khả năng quang xúc tác của vật liệu tổ hợp g-C3N4/TiO2

Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu tính chất vật lí và khả năng quang xúc tác của vật liệu composite g-C3N4/TiO2. Vật liệu được chế tạo bằng phương pháp trộn cơ học với tỉ lệ khối lượng của g-C3N4/TiO2 khác nhau. Cấu trúc tinh thể, hình thái bề mặt và tính chất quang của vật liệu được nghiên cứu thông qua phép đo giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD), ảnh hiển vi điện tử quét (SEM), phổ huỳnh quang (PL) và phổ hấp thụ UV-vis. | Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lí, khả năng quang xúc tác của vật liệu tổ hợp g-C3N4/TiO2 Vật lý & Khoa học vật liệu CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VẬT LÍ, KHẢ NĂNG QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU TỔ HỢP g-C3N4/TiO2 Lâm Thị Hằng1,2,*, Lê Thị Mai Oanh2, Mạc Thị Thu2, Đào Việt Thắng3, Nguyễn Mạnh Hùng3, Đỗ Danh Bích2 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu tính chất vật lí và khả năng quang xúc tác của vật liệu composite g-C3N4/TiO2. Vật liệu được chế tạo bằng phương pháp trộn cơ học với tỉ lệ khối lượng của g-C3N4/TiO2 khác nhau. Cấu trúc tinh thể, hình thái bề mặt và tính chất quang của vật liệu được nghiên cứu thông qua phép đo giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD), ảnh hiển vi điện tử quét (SEM), phổ huỳnh quang (PL) và phổ hấp thụ UV-vis. Kết quả cho thấy vật liệu kết tinh tốt của cả hai pha g-C3N4 và TiO2, không có sự xuất hiện của pha tạp chất. Ảnh SEM cho thấy các hạt nano TiO2 bám dính trên các tấm g-C3N4. Kết quả UV-vis chỉ ra rằng bờ hấp thụ quang học của các mẫu g-C3N4/TiO2 có sự về phía bước sóng dài hơn so với TiO2 tinh khiết. Khả năng quang xúc tác của vật liệu g-C3N4/TiO2 được đánh giá thông qua sự suy giảm nồng độ dung dịch Rhodamine B (RhB) (10 ppm) dưới sự chiếu xạ của ánh sáng đèn Xenon. Kết quả thu được cho thấy vật liệu composite g-C3N4/TiO2 có khả năng quang xúc tác tốt hơn vật liệu g-C3N4. Từ khóa: g-C3N4; TiO2; Composite; Quang xúc tác; Rhodamine B. 1. MỞ ĐẦU Trong những thập kỷ qua, do những ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực môi trường và năng lượng, vật liệu quang xúc tác có khả năng hoạt động trong vùng ánh sáng nhìn thấy đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Vật liệu có cấu trúc nano g-C3N4 đã được chứng minh là có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất H2, giảm khí thải CO2 và được ứng dụng trong lọc nước do có bề rộng dải cấm thích hợp (2,67 eV) và có khả năng quang xúc tác tốt trong vùng ánh sáng nhìn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.