Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ các tín ngưỡng, tôn giáo đang hiện diện tại Vĩnh Phúc như: Tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ bách thần, Phật giáo, Công giáo, đạo Tin Lành và các hiện tượng tôn giáo mới. Mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay - Thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ VÂN ANH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VĨNH PHÚC HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Chuyên ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Học viện KHXH Người hướng dẫn khoa học 1: TS Nguyễn Mạnh Cường Người hướng dẫn khoa học 2: TS Nguyễn Văn Dũng Phản biện 1: Đỗ Quang Hưng Phản biện 2: Đỗ Lan Hiền Phản biện 3: TS Chu Văn Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện Khoa học xã hội, họp tại: Học Viện Khoa học xã hội- Số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội Có thể tìm hiểu luận án tại: - Học viện Khoa học xã hội Việt Nam - Thư viện Quốc gia DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Thi Vân Anh (2011), “Đôi nét về tích Bà chú Thượng ngàn và ngôi đền liên quan về Tam Đảo - Vĩnh Phúc”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (10), tr. 29-35. 2. Lê Thị Vân Anh (2012), “Phật giáo Tây thiên Tam Đảo Vĩnh Phúc”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (6), tr. 34- 43. 3. Lê Thị Vân Anh (2013), “Tín ngưỡng, tôn giáo với những vấn đề phát triển du lịch tâm linh ở Vĩnh Phúc”, Tạp chí Công tác tôn giáo (4), tr. 36-39. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng rất được quan tâm nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cũng như công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các cấp chính quyền trong tình hình mới. Đối với Vĩnh phúc, đời sống vật chất của người dân trong .