Một số kết quả liên quan đến rút gọn bài toán tìm khóa của lược đồ quan hệ

Trong [1] đã đưa ra một điều kiện cần để một tập thuộc tính là khóa của lược đồ quan hệ. Trong [2], các tác giả cũng đưa ra một điều kiện cần khác để một tập thuộc tính là khóa của lược đồ quan hệ. Trong [3] đã chỉ ra rằng chỉ cần cải tiến điều kiện cần trong [1] theo một cách tiếp cận đơn giản hơn thì có thể suy ra được điều kiện cần trong [2]. | Một số kết quả liên quan đến rút gọn bài toán tìm khóa của lược đồ quan hệ Nghiên cứu khoa học công nghệ MỘT SỐ KẾT QUẢ LIÊN QUAN ĐẾN RÚT GỌN BÀI TOÁN TÌM KHÓA CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ Vũ Quốc Tuấn1*, Hồ Thuần2 Tóm tắt: Trong [1] đã đưa ra một điều kiện cần để một tập thuộc tính là khóa của lược đồ quan hệ. Trong [2], các tác giả cũng đưa ra một điều kiện cần khác để một tập thuộc tính là khóa của lược đồ quan hệ. Trong [3] đã chỉ ra rằng chỉ cần cải tiến điều kiện cần trong [1] theo một cách tiếp cận đơn giản hơn thì có thể suy ra được điều kiện cần trong [2]. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ chứng minh rằng điều kiện cần trong [2] thực sự là trùng với kết quả đã được công bố trong [4]. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu quan hệ, Lược đồ quan hệ, Phụ thuộc hàm, Khóa của lược đồ quan hệ. 1. MỞ ĐẦU Trong [1], dựa trên ngữ nghĩa quen thuộc của các phụ thuộc hàm trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ và thuật toán tính bao đóng của một tập thuộc tính, các tác giả đã xây dựng được một điều kiện cần để một tập thuộc tính là khóa. Tiếp đó, một số hướng cải tiến cho điều kiện cần thu được cũng đã được xem xét. Trong [2], dựa trên việc nghiên cứu các toán tử iđêan không tất định (ideal non- deterministic operators) trong khuôn khổ của lý thuyết dàn, các tác giả của [2] cũng đưa ra một điều kiện cần để một tập thuộc tính là khóa. Trong [3] đã chỉ ra rằng chỉ cần cải tiến điều kiện cần trong [1] theo một cách tiếp cận khác đơn giản hơn thì có thể suy ra được điều kiện cần trong [2]. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ chứng minh rằng điều kiện cần trong [2] thực sự là trùng với kết quả đã được công bố trong [4]. Bài báo được tổ chức như sau: phần thứ hai nhắc lại một số khái niệm và kết quả quan trọng của mô hình quan hệ. Phần thứ ba trình bày lại một số kết quả và nhận xét trong [1, 2, 3, 4] để tiện so sánh, đồng thời chứng minh điều kiện cần trong [2] trùng với kết quả trong [4]. Kết luận được giới thiệu trong phần thứ tư. 2. MÔ HÌNH QUAN HỆ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    272    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.