Hiện tượng tảo nở hoa (algal bloom) và đặc biệt là sự bùng nổ tảo độc (harmful algal bloom) xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt. Tình trạng này đang gây nên những ảnh hưởng to lớn đến một trong những danh lam thắng quan trọng nhất của thành phố Đà Lạt. Hậu quả có thể là những thiệt hại rất lớn không những đến ngành du lịch mà còn đến sức khỏe của cộng đồng người dân thành phố và khách du lịch. | Đề xuất giải pháp ngăn chặn hiện tượng tảo nở hoa ở hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt Hóa học & Kỹ thuật môi trường ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN HIỆN TƯỢNG TẢO NỞ HOA Ở HỒ XUÂN HƯƠNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Hoàng Khánh Hòa1*, Trương Văn Hiếu2, Nguyễn Thúy Lan Chi3 Tóm tắt: Hiện tượng tảo nở hoa (algal bloom) và đặc biệt là sự bùng nổ tảo độc (harmful algal bloom) xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt. Tình trạng này đang gây nên những ảnh hưởng to lớn đến một trong những danh lam thắng quan trọng nhất của thành phố Đà Lạt. Hậu quả có thể là những thiệt hại rất lớn không những đến ngành du lịch mà còn đến sức khỏe của cộng đồng người dân thành phố và khách du lịch. Đã có nhiều nỗ lực và đầu tư tài chính lớn cho việc bảo vệ, tôn tạo hồ Xuân Hương nhưng việc cải thiện chất lượng nước hồ và ổn định hệ thủy sinh trong hồ lại chưa được chú ý đúng mức và cho đến nay vẫn chưa có hướng để giải quyết một cách triệt để và lâu dài vấn đề này. Tham luận này trình bày một số nhận định về nguyên nhân gây tảo nở hoa và đề xuất giải pháp cải thiện và bảo vệ chất lượng nước hồ Xuân Hương. Từ khóa: Phú dưỡng, Bùng nổ tảo. 1. MỞ ĐẦU Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh nổi tiếng, được công nhận là một di tích văn hóa của thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, phát triển du lịch đồng thời với việc tăng cường hoạt động canh tác nông nghiệp trong một diện tích lưu vực khá chật hẹp làm cho chất lượng nước hồ ngày càng bị xấu đi, giá trị của thắng cảnh quý báu này có nguy cơ bị suy giảm. Do đặc điểm thủy văn và việc tiếp nhận nhiều nguồn nước không kiểm soát nên chất lượng nước hồ ngày càng xấu, đặc biệt là mức độ nhiễm bẩn các chất dinh dưỡng rất cao. Hậu quả là từ năm 1995 đến nay, đặc biệt là sau khi tích nước lại vào cuối năm 2010 hiện tượng bùng nổ tảo xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Để đảm bảo kiểm soát chất lượng nước hồ Xuân Hương lâu dài và ổn định cần có một giải pháp tổng thể, bao gồm