Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy phương pháp keo tụ điện hóa (electrocoagulation) có hiệu quả cao trong việc xử lý nước bị nhiễm Asen. Tiếp theo kết quả nghiên cứu trước đó, mô hình thử nghiệm xử lý Asen trong nước ngầm lấy tại tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 đã được thiết lập tại phòng thí nghiệm với điện cực sắt, dung tích 6,8 lít, mật độ điện tích 2,5mA/cm². | Xử lý Asen trong nước ngầm tại tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 bằng công nghệ keo tụ điện hóa sử dụng điện cực sắt Nghiên cứu khoa học công nghệ XỬ LÝ ASEN TRONG NƯỚC NGẦM TẠI TIỂU ĐOÀN 3/LỮ ĐOÀN 962/QK9 BẰNG CÔNG NGHỆ KEO TỤ ĐIỆN HÓA SỬ DỤNG ĐIỆN CỰC SẮT Phạm Hồng Tuân*, Ngô Văn Thanh Huy, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thanh Tùng Tóm tắt: Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm Asen trong nước ngầm trên địa bàn Quân khu 9 là khá phổ biến. Nồng độ Asen trung bình trong nước đều vượt ngưỡng 10 ppb theo tiêu chuẩn nước cấp ăn uống QCVN 01:2009/BYT và khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy phương pháp keo tụ điện hóa (electrocoagulation) có hiệu quả cao trong việc xử lý nước bị nhiễm Asen. Tiếp theo kết quả nghiên cứu trước đó, mô hình thử nghiệm xử lý Asen trong nước ngầm lấy tại tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9 đã được thiết lập tại phòng thí nghiệm với điện cực sắt, dung tích 6,8 lít, mật độ điện tích 2,5mA/cm². Thử nghiệm đã cho kết quả tốt, HRT=15 phút (tương ứng mật độ điện tích 168 C/L), hiệu quả loại bỏ As đạt trên 98%, hàm lượng Asen sau xử lý nhỏ hơn 10 ppb. Bên cạnh đó, kết quả thử nghiệm cũng đã ghi nhận mức độ tiêu hao điện năng ước tính xấp xỉ 6 , lượng điện cực hao mòn 1,3 gFe2+/giờ. Từ khóa: Xử lý Asen, Keo tụ điện hóa, Tiểu đoàn 3/Lữ đoàn 962/QK9. 1. MỞ ĐẦU Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về Asen (As) trong nước ngầm đã đưa ra kết quả đáng chú ý về mức độ nhiễm As trong nước ngầm ở 10 vùng thuộc khu vực châu thổ sông MeKong[1, 2]. Mức độ ô nhiễm As trong nước ngầm trên địa bàn QK 9 là khá phổ biến, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau [1]. As là một chất độc và gây ung thư, việc sử dụng nước có chứa As trong ăn uống sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Do đó, USEPA đã đưa ra ngưỡng giới hạn nồng độ As tối đa trong nước sinh hoạt từ 50 đến 10 g/L[3]. Nồng độ As trung .