Diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính chảy qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến xâm nhập mặn (XNM) trên các sông chính chảy qua khu vực thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) như sông Nhà Bè, Sài Gòn, Đồng Nai trong 10 năm gần đây (2006 - 2015), bao gồm diễn biến độ mặn cao nhất, thấp nhất và trung bình; biên độ mặn mùa khô và theo tháng. | Diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính chảy qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Hóa học & Kỹ thuật môi trường DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TRÊN CÁC SÔNG CHÍNH CHẢY QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Tuấn 1, Nguyễn Lê Phương Nguyệt 2, Huỳnh Anh Kiệt 3* Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến xâm nhập mặn (XNM) trên các sông chính chảy qua khu vực thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) như sông Nhà Bè, Sài Gòn, Đồng Nai trong 10 năm gần đây (2006 - 2015), bao gồm diễn biến độ mặn cao nhất, thấp nhất và trung bình; biên độ mặn mùa khô và theo tháng. Kết quả cho thấy, độ mặn trên các sông gia tăng, XNM có xu hướng ngày càng lấn sâu vào nội địa, đỉnh mặn thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 4. Sông Nhà Bè chịu ảnh hưởng của XNM lớn nhất (dao động từ 2,49 – 13,1‰ qua các năm), tiếp đó là các sông Đồng Nai (0,2 – 9,3‰), sông Sài Gòn (0,2 – 6,2‰), có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt cũng như cấp nước tại huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Do đó, đòi hỏi nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do XNM đến các ngành, lĩnh vực, là cơ sở hoạch định các giải pháp ứng phó tương thích, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ khóa: Khả năng thích ứng, Biến đổi khí hậu, Cộng đồng. 1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), nhiều nơi trên thế giới đang đối mặt với nhiều thiên tai như bão lớn, nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt tại Việt Nam [1]. BĐKH và nước biển dâng (NBD) gây sức ép lên môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng, ảnh hưởng lớn đến dòng chảy trên các sông bởi sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa [2-3], mực nước biển [4] , gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình XNM, đặc biệt là ở những vùng cửa sông và ven biển. Việc giảm lượng nước ngọt thượng nguồn do gia tăng nhiệt độ và giảm lượng mưa vào mùa kiệt, kết hợp với dòng chảy triều tăng do mực NBD làm mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào nội đồng [5], ảnh hưởng đến các hoạt động .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.