Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang gánh chịu những ảnh hưởng khá rõ rệt do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dao động của các yếu tố thời tiết và nước biển dâng đã gây nên những biến động bất lợi như xuất hiện các năm lũ lớn và lũ nhỏ khác thường, bão nhiều và mạnh hơn, hạn hán nghiêm trọng hơn, cháy rừng, sạt lở bờ sông, lốc xoáy, triều cường xuất hiện ngày càng nguy hiểm hơn. | Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long Hóa học & Kỹ thuật môi trường MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hoàng Khánh Hòa1*, Nguyễn Thúy Lan Chi2 Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang gánh chịu những ảnh hưởng khá rõ rệt do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dao động của các yếu tố thời tiết và nước biển dâng đã gây nên những biến động bất lợi như xuất hiện các năm lũ lớn và lũ nhỏ khác thường; bão nhiều và mạnh hơn; hạn hán nghiêm trọng hơn; cháy rừng, sạt lở bờ sông, lốc xoáy, triều cường xuất hiện ngày càng nguy hiểm hơn. Tham luận này tổng hợp một số giải pháp thích ứng mới mà các nhà khoa học đã đề xuất cho ĐBSCL để đối phó với các tác động tiêu cực của BĐKH. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Xâm nhập mặn, Thiết kế theo thiên nhiên. 1. TÁC ĐỘNG TRÔNG THẤY CỦA BĐKH Ở ĐBSCL Những ảnh hưởng do BĐKH mà các nhà khoa học đã dự báo trước đây hiện đang xảy ra trong khu vực này, cụ thể là: - Lũ lụt lớn xảy ra trong ba năm liên tiếp, từ năm 2000-2002, trong đó lũ lụt năm 2000 được ghi nhận là lớn nhất trong lịch sử. - Bão lớn xuất hiện nhiều hơn. Có 2 trận bão lớn đổ bộ và gây ảnh hưởng đến ĐBSCL là bão Linda năm 1997 và bão Durian năm 2006. - Hạn hán xảy ra trong 8 năm liên tiếpở ĐBSCL. Đặc biệt hạn hán kết hợp dòng chảy kiệt trên sông Mê Kông đã gây xâm nhập mặn sâu vào các năm 2004, 2008, 2010. Hạn hán được dự báo sẽ khắc nghiệt hơn ở khu vực này. - Sạt lở bờ biển ở các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và phía Tây của tỉnh Cà Mau có số lần, số địa điểm và mức độ ngày càng gia tăng. Sạt lở bờ sôngtại Tân Châu, Hồng Ngự, Sa Đéc, Vĩnh Long (dọc sông Tiền), Châu Đốc và trên QL91 (dọc sông Hậu) xảy ra với cường suất cao thời gian gần đây. - Triều cường ngày càng uy hiếp nghiêm trọng các vùng thấp trũng, trong đó có các thành phố như Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long. 2. CÁC KỊCH BẢN DỰ KIẾN CHO ĐBSCL . Gia tăng ngập lụt Theo nghiên cứu của