Trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên, Nho nguyên thủy và Hán Nho từng bước được du nhập vào Giao Châu (Việt Nam). Nội dung Nho giáo được du nhập chủ yếu được trình bày trong: Tứ thư, Ngũ kinh; thể hiện ở tư tưởng “tam cương” và “ngũ thường”; nhằm đạt tới “tu, tề, trị, bình”. Ban đầu, sự du nhập Nho giáo thời Lưỡng Hán đã vấp phải phản ứng của phong tục tập quán cổ truyền dân tộc và phong trào đấu tranh chống Hán hóa lan rộng ở Giao Châu. | Sự du nhập Nho giáo vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên Sự du nhập Nho giáo vào Giao Châu thiên niên kỷ đầu Công nguyên Vũ Duy Mền1 1 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: vuduymenhn@ Nhận ngày 20 tháng 9 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 10 năm 2018. Tóm tắt: Trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên, Nho nguyên thủy và Hán Nho từng bước được du nhập vào Giao Châu (Việt Nam). Nội dung Nho giáo được du nhập chủ yếu được trình bày trong: Tứ thư, Ngũ kinh; thể hiện ở tư tưởng “tam cương” và “ngũ thường”; nhằm đạt tới “tu, tề, trị, bình”. Ban đầu, sự du nhập Nho giáo thời Lưỡng Hán đã vấp phải phản ứng của phong tục tập quán cổ truyền dân tộc và phong trào đấu tranh chống Hán hóa lan rộng ở Giao Châu. Sau đó, do việc học chữ Hán, học Nho quy củ hơn (nhờ công lao của Sĩ Nhiếp) nên nhận thức của người Việt đã thay đổi. Việc học hành, thi cử đã gắn với đào tạo nhân tài, đã gắn với việc làm quan “cứu nước”. Nho giáo cùng với Đạo giáo và Phật giáo đã tìm được chỗ đứng trong đời sống tinh thần dân tộc Việt. Từ khóa: Giao Châu, Nho giáo, Khổng giáo, Tam giáo đồng nguyên. Phân loại ngành: Sử học Abstract: In the first millennium BC, under the influence of Chinese culture, original Confucianism and Hán Nho (Confucianism of the Han dynasty) were gradually introduced into Giao Chau (now Vietnam). The main contents of Confucianism then were presented in the “Four Books” and the “Five Classics”, expressed in the “three cardinal guides” and “five constant virtues”, for the achievement of “self-betterment, family management, establishment and maintenance of order in society and realisation of the nation’s lasting peace”. Initially, the introduction of Confucianism in the times of the Two Han Dynasties was faced with the reaction of the Vietnamese traditional customs and struggle against Sinicisation in Giao Chau. Later, the study of Chinese characters and Confucianism became better arranged thanks to