Tài liệu phân tích con người qua cái nhìn rất mới mẻ và độc đáo trong thơ mới; con người là chuẩn mực của cái đẹp trong thơ mới, cái tôi cá nhân trong thơ mới; nỗi buồn, nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trong thơ mới. Để nắm đầy đủ chi tiết nội dung tài liệu. | Con người trong thơ mới CON NGƯỜI TRONG THƠ MỚI người là chuẩn mực của cái đẹp trong thơ Mới Từ thơ ca truyền thống đến thơ Mới là một sự đột phá vĩ đại trong quan điểm thẩm mỹ của thơ ca. Đây chính là sự cách tân trong quan niệm về cái đẹp, về chuẩn mực của cái đẹp. Thơ ca truyền thống thì chuẩn mực của cái đẹp bao giờ cũng là thiên nhiên với những vẻ đẹp mang tính tượng trưng, ước lệ. Để nói về vẻ đẹp, sự oai phong , chính trực của người nam tử thì “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Hay nói về người phụ nữ đẹp các thi nhân xưa cũng lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, con người chỉ là đối tượng được so sánh “Nghiêng nước, nghiêng thành”, “chim sa, cá lặn”, “hoa nhường nguyệt thẹn”, nói về vẻ yểu điệu, chân yếu, tay mềm của người phụ nữ “liễu yếu đào tơ” Nhưng đến thơ Mới đã có sự cách tân táo bạo mới mẻ trong việc đưa con người vào vị trí trung tâm – con người là chuẩn mực của cái đẹp, thiên nhiên mang vẻ đẹp của con người: “Lá liễu dài như một nét mi”. Trong bài “ Vội vàng” Xuân Diệu so sánh tháng Giêng như cặp môi gần. Đối với ông – “nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ mới” thì ông cảm nhận tháng giêng là cái trừu tượng, bằng cái ngon cụ thể của “vị giác” con người có thể nếm được: “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Một nghệ thuật độc đáo đạt đến trình độ thẩm mĩ cao – nghệ thuật chuyển đổi cảm giác và đặc biệt cái vị ngon của tháng giêng này còn được cụ thể hơn, rõ ràng hơn qua việc cảm nhận niềm sung sướng, ngon, ngọt ngào, hạnh phúc trong “ cái hôn gần” của người đang yêu. Điều này càng chứng tỏ, tác gỉa đưa con người vào vị trí trung tâm, lấy những cảm nhận của con người để cảm nhận về thiên nhiên xung quanh. Không chỉ vậy, ta còn có thể tìm thấy những biểu hiện lấy con người là chuẩn mực của thiên nhiên trong những tác phẩm khác như “ Đây mùa thu tới” Xuân Diệu cũng chuyển đổi những cảm giác của con người cảm nhận mùa thu tới để thiên nhiên cảm nhận sự thay đổi ấy. Rặng liễu qua cảm nhận của Xuân Diệu đã trở thành .