Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài

Bài viết trình bày việc khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ống tai ngoài và các mối liên quan, đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 51 bệnh nhân với 53 tai được chẩn đoán viêm ống tai ngoài được điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng. | Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI Nguyễn Tư Thế¹, Hồ Mạnh Hùng2, Nguyễn Cảnh Lộc¹ (1) Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế (2) Bệnh viện Trung ương Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ống tai ngoài và các mối liên quan, đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 51 bệnh nhân với 53 tai được chẩn đoán viêm ống tai ngoài được điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Tỉ lệ ở nam (47,1%), nữ (52,9%). Độ tuổi >15 – 30 tuổi gặp nhiều chiếm (41,2%). Bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa mạn tính chiếm 15,7%. 37,3% bệnh nhân tiền sử có sử dụng thuốc kháng sinh, 21,6% bệnh nhân có sử dụng corticoid. Viêm ống tai ngoài giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ 43,4%, giai đoạn mạn tính chiếm tỷ lệ 56,6%. Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân: ngứa tai (68,0%), đau tai (41,9%), nặng tai (22,6%). Tình trạng ống tai ngoài: mảng ráy tai (58,5%), mủ tai (35,8%). 13,2% bệnh nhân có thủng màng nhĩ. Phân lập vi sinh vật: nấm (60,8%), vi khuẩn (29,4%), vừa nhiễm nấm vừa nhiễm vi khuẩn (9,8%). Kết quả nuôi cấy nấm: Aspergillus (58,1%), Candida (16,1%), cấy không ra nấm (16,1%). Kết quả định danh vi khuẩn: S. aureus (80%), P. aeruginosa (15%). Trong viêm ống tai ngoài cấp, vi khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất (65,3%), viêm ống tai ngoài mạn, nấm chiểm tỷ lệ cao nhất (96,7%). Trong viêm ống tai ngoài cấp, tình trạng đau vành tai khi kéo hoặc ấn bình tai chiếm tỷ lệ 60,9%. Ngứa tai hay gặp nhất ở nguyên nhân do nấm (56,6%), đau tai gặp hay gặp nhất là nguyên nhân do vi khuẩn (24,5%), cảm giác đầy nặng tai hay gặp nhất là nguyên nhân do nấm (13,2%). Vi khuẩn tụ cầu vàng trong viêm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.