Kết quả phân tích, xác định một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống lúa màu Khẩu cẩm xẳng và lúa Bát cho thấy hai giống lúa nghiên cứu thuộc loài phụ Indica, giống Khẩu cẩm xẳng là lúa nếp, giống lúa Bát là lúa tẻ. Đánh giá chỉ tiêu xay xát nhận thấy cả hai giống đều có tỷ lệ gạo lật, gạo xát và gạo nguyên tương đối cao trên 70%. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng nấu nướng thu được giống lúa Bát có hương thơm nhẹ, hàm lượng amylose ở mức cao (23%). Giống Khẩu cẩm xẳng có hàm lượng amylose ở mức khá thấp (9%). | Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của hai giống lúa màu: Khẩu cẩm xẳng và lúa Bát Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(81)/2017 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG LÚA MÀU: KHẨU CẨM XẲNG VÀ LÚA BÁT Hoàng Thị Huệ1, Lã Tuấn Nghĩa1, Hoàng Tuyết Minh2, Nguyễn Thị An Trang1, Phạm Thị Thùy Dương1 TÓM TẮT Kết quả phân tích, xác định một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống lúa màu Khẩu cẩm xẳng và lúa Bát cho thấy hai giống lúa nghiên cứu thuộc loài phụ Indica, giống Khẩu cẩm xẳng là lúa nếp, giống lúa Bát là lúa tẻ. Đánh giá chỉ tiêu xay xát nhận thấy cả hai giống đều có tỷ lệ gạo lật, gạo xát và gạo nguyên tương đối cao trên 70%. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng nấu nướng thu được giống lúa Bát có hương thơm nhẹ, hàm lượng amylose ở mức cao (23%). Giống Khẩu cẩm xẳng có hàm lượng amylose ở mức khá thấp (9%). Đánh giá chỉ tiêu dinh dưỡng thu được kết quả hai giống lúa nghiên cứu có hàm lượng sắt, hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng Phenolic tổng số ở mức khá. Giống Khẩu cẩm xẳng có hàm lượng anthocyanin tổng số là 685 mg/100 g, ở mức rất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai giống lúa trên đều thuộc nhóm gạo màu, chứa nhiều đặc tính chất lượng quý, vì vậy có thể sử dụng theo hướng làm gạo dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng. Từ khóa: Lúa màu, phân tích chất lượng, chất chống oxy hóa I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhiều giống lúa địa phương đang được nông . Vật liệu nghiên cứu dân lưu giữ và gieo trồng thể hiện tính ưu việt về Vật liệu nghiên cứu gồm 02 giống lúa Bát (tên gọi khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái khó khác là Bạt ngoạt) ở Hà Tĩnh và Khẩu cẩm xẳng (hay khăn, có chất lượng gạo tốt, bổ dưỡng. Trung tâm Khẩu cẩm) ở Nghệ An, được cung cấp bởi Trung Tài nguyên thực vật đã nghiên cứu và phát hiện tâm Tài nguyên thực vật (Hình 1). nhiều giống địa phương có chất lượng cao, thuộc nhóm gạo màu (colored rice) và khả năng chống chịu tốt đang được nông dân