Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về THK: khái niệm về THK, phân loại THK và tác động của chính sách kinh tế đến THK; Phân tích thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015, đánh giá khả năng chịu đựng THK của nền kinh tế. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thâm hụt kép tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: NGUYỄN LAN ANH Hà Nội, 2018 LUẬN ÁN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Hoàng Văn Châu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại: Trường Đại học Ngoại Thương Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tham khảo luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện trường Đại học Ngoại Thương 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đánh giá tổng quát sức khỏe của một nền kinh tế cần xem xét tổng quát các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiết kiệm, đầu tư Tất cả các chỉ số này đều có mối quan hệ tương quan với nhau và tác động trực tiếp đến hai chỉ số quan trọng: ngân sách Nhà nước (NSNN) và cán cân vãng lai (CCVL). Nhà nước thông qua các công cụ chính sách để điều hành nền kinh tế, tác động đến các chỉ số kinh tế. Về dài hạn, mọi chính phủ đều hướng đến mục tiêu thặng dư cán cân vãng lai và cân bằng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế, thâm hụt ngân sách Nhà nước (THNSNN) và thâm hụt cán cân vãng lai (THCCVL) diễn ra khá phổ biến tại nhiều quốc gia. Các nhà khoa học, kinh tế học, chính trị gia đã dành nhiều nguồn lực để nghiên cứu về THNSNN và THCCVL với tư cách là hai vấn đề vĩ mô riêng biệt. THCCVL lớn và liên tục là nguyên nhân của mất cân bằng kinh tế vĩ mô, trong khi THNSNN cũng là nguyên nhân chính làm thay đổi các biến số kinh tế, cả hai loại thâm hụt này đều có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển kinh tế trong dài hạn. Vậy câu hỏi quan trọng được đặt ra là: “Chính phủ nên làm gì khi THCCVL và THNSNN xuất hiện đồng thời?”.