Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tổng hợp, phân tích và xác lập khung lý thuyết cơ bản về chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc. Phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam thông qua các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ 5 sở khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần t t n nc u t Chính sách phát triển thương mại ở nước ta nói chung và chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam nói riêng ra đời đều đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Ngành may mặc là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm có hơn 2,5 triệu lao động làm việc trong ngành dệt may đặc biệt là lao động phổ thông tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long đó là một lợi thế của Việt Nam trong giai đoạn hiện vậy, cần chú trọng đến phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam để tạo thêm nhiều công ăn việc mới cho người lao động là một tất yếu. Thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam sẽ trở thành một “bộ phận” của thương mại thế giới với nhiều tác nhân tham gia, cung cầu hàng may mặc sẽ được mở rộng ra ngoài biên giới lãnh thổ với chủng loại hàng may mặc đa dạng hơn, cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường nội địa ngày càng khốc liệt. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng may mặc nội địa chịu sức ép ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài. Trong những năm gần đây, hàng dệt may nói chung và hàng may mặc Việt Nam nói riêng dưới tác động của khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng không nhỏ nên các doanh nghiệp này đã coi trọng phát triển thương mại nội địa nhằm tạo cơ sở bền vững hơn cho phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong một thời gian dài đã quá chú trọng vào xuất khẩu và thị trường nước ngoài, chưa xác định đúng vai trò của thị trường trong nước khiến thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam lâm vào tình trạng bị động trước hội nhập, thị trường trong nước đối mặt với nhiều vấn đề có tính “sống còn” như cạnh tranh quốc tế, thôn tính và sát nhập trên thị trường nội địa, chênh lệnh giữa giá sản xuất và tiêu dùng, hàng giả, hàng kém chất lượng từ các quốc gia đối tác. .