Nghiên cứu nhằm xác định khả năng chịu hạn và khả năng phục hồi của 100 mẫu giống lúa địa phương được thu thập tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ theo phương pháp gây hạn nhân tạo ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Kết quả cho thấy các mẫu giống lúa có phản ứng khác nhau với điều kiện hạn ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển. | Khả năng chịu hạn của một số nguồn gen lúa địa phương đang được lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(80)/2017 KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ NGUỒN GEN LÚA ĐỊA PHƯƠNG ĐANG ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI NGÂN HÀNG GEN CÂY TRỒNG QUỐC GIA Lưu Quang Huy1, Nguyễn Thị Ngọc Huệ3, Vũ Linh Chi1, Dương Hồng Mai1, Vũ Đăng Toàn1, Bùi Thị Thu Huyền1, Hà Minh Loan1,Trần Danh Sửu2 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định khả năng chịu hạn và khả năng phục hồi của 100 mẫu giống lúa địa phương được thu thập tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ theo phương pháp gây hạn nhân tạo ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Kết quả cho thấy các mẫu giống lúa có phản ứng khác nhau với điều kiện hạn ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển. 100 mẫu giống lúa đã được phân nhóm theo mức độ chịu hạn, khả năng phục hồi ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Xác định được bốn mẫu giống lúa chịu hạn tốt (điểm 1) qua tất cả các giai đoạn là Tứ thời Thanh Hóa (SĐK 12), Tám đỏ Thanh Hóa (SĐK 299), Nếp Lốc Thanh Hóa (SĐK 325) và Mùa trắng Thanh Hóa (SĐK 585). Ngoại trừ mẫu giống Tám đỏ Thanh Hóa (SĐK 299), 03 giống còn lại có năng suất cao hơn hoặc tương đương đối chứng CH5 (4,18 tấn/ha) trong điều kiện hạn nhân tạo. Từ khóa: Lúa địa phương, gây hạn nhân tạo, chịu hạn, đánh giá, khả năng phục hồi I. ĐẶT VẤN ĐỀ phương đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trồng Quốc gia, từ đó phân nhóm và xác định các trọng nhất của Việt Nam. Năm 2014, sản lượng lúa nguồn gen chịu hạn tốt đề xuất như nguồn vật liệu của Việt Nam đạt trên 44 triệu tấn, đứng thứ 5 thế khởi đầu phục vụ chọn tạo giống lúa chịu hạn hoặc giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades và Indonesia giới thiệu trực tiếp cho sản xuất ở những vùng khó (FAO, 2015). Tuy nhiên, những năm gần đây, sự biến khăn về nước tưới là yêu cầu cấp thiết. đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường đang làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp .