Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam

Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống lý luận về vấn đề pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa; việc tổ chức, thực hiện mô hình pháp điển hóa của các quốc gia điển hình trên thế giới và những kinh nghiệm đối với thực tiễn pháp điển hóa ở nước ta hiện nay; nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng và được Nhà nước thể chế hóa trong các quy định của Hiến pháp năm 2013. Để xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Chính vì vậy, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48- NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch .”. Cùng với việc đề ra mục tiêu, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020” đã đặt ra: Phải tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác hệ thống hóa pháp luật mà vấn đề then chốt là chuyển trọng tâm sang hoạt động pháp điển hóa nhằm tạo ra nhiều bộ luật, đạo luật đảm bảo vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy, công tác hệ thống hóa pháp luật đặc biệt là pháp điển hóa pháp luật đã bước đầu phát triển, có một số văn bản quy phạm pháp luật được thống kê và lên danh mục, một số văn bản quy phạm pháp luật khác được pháp điển hóa. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội thông qua ngày càng nhiều. Thậm chí, trong một số lĩnh vực pháp luật, số lượng văn bản được ban hành được đánh giá ở mức độ “lạm phát”, vượt quá nhu cầu điều chỉnh và áp dụng pháp luật đã làm cho hệ thống văn bản trở nên cồng kềnh. Điều này đã ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Để khắc phục thực trạng trên đồng thời cũng nhằm thực hiện các nội dung mà Nghị quyết số 48 đặt ra,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.