Trong nghiên cứu này, giống SHPT2 đươc sử dụng để đánh giá hiệu quả tại một số khu vực thuộc Đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện thường trên đồng ruộng, đặc điểm hình thái, nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống SHPT2 không có sự sai khác rõ ràng và chắc chắn so với giống KD18. | Đánh giá hiệu quả của giống lúa cải tiến SHPT2 trong điều kiện ngập tại đồng bằng sông Hồng Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(87)/2018 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIỐNG LÚA CẢI TIẾN SHPT2 TRONG ĐIỀU KIỆN NGẬP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Đào Văn Khởi1, Chu Đức Hà2, Hà Quang Dũng1, Lê Hùng Lĩnh2 TÓM TẮT Nâng cao tính chịu ngập là một trong những chiến lược hàng đầu hiện nay của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Giống SHPT2, cải tiến từ Khang dân 18 (KD18) bằng cách tích hợp gen chịu ngập Sub1 đã được chọn tạo thành công trong thời gian gần đây. Trong nghiên cứu này, giống SHPT2 được sử dụng để đánh giá hiệu quả tại một số khu vực thuộc Đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện thường trên đồng ruộng, đặc điểm hình thái, nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống SHPT2 không có sự sai khác rõ ràng và chắc chắn so với giống KD18. Tại Hưng Yên và Hải Dương, giống SHPT2 có tỷ lệ sống và số bông/m2 cao hơn hẳn so với KD18 khi xử lý ngập nhân tạo trên đồng ruộng vào vụ Mùa 2013. Trong điều kiện ngập ngoài sản xuất vào vụ Mùa 2015 và vụ Mùa 2016, giống lúa cải tiến vẫn cho thấy sự vượt trội về khả năng sống sau ngập. Đặc biệt, giống SHPT2 có số bông/m2 (172,9 - 185,7 bông) cao hơn rất nhiều so với KD18 (32,0 - 38,3 bông). Năng suất thực thu của SHPT2 đạt 3,76 - 4,12 tấn/ha, ưu thế hơn hẳn so với KD18. Từ khóa: Giống lúa cải tiến SHPT2, tích hợp gen, chịu ngập, khảo nghiệm, Sub1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ngập úng là một trong những yếu tố phi sinh học . Vật liệu nghiên cứu chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng Giống lúa thuần SHPT2 và KD18 do Viện Di và phát triển của cây trồng (Nishiuchi et al., 2012). truyền Nông nghiệp cung cấp. Đây cũng được xem là một trong